Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nhiều ý kiến bày tỏ cần thiết sửa đổi Luật này đảm bảo tính thực chất, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát.
Giám sát là chức năng quan trọng của cơ quan dân cử. Thực hiện tốt chức năng giám sát sẽ giúp cho việc thực hiện các chức năng khác của cơ quan này kịp thời có những điều chỉnh sát hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, đáp ứng tốt hơn mong mỏi của cử tri. Hiệu lực các kết luận giám sát chính là thước đo hiệu quả và tính thực quyền của cơ quan đại diện dân cử. Vì vậy, đổi mới chất lượng hoạt động giám sát như thế nào là vấn đề trọng tâm trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.
Ngày 12/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023. Chủ trì buổi làm việc có Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ.
Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ: Tiếp tục xác định việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Với mục tiêu không ngừng đổi mới, năm 2023, hoạt động giám sát của Quốc hội đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, Quốc hội đã sử dụng hầu hết các hình thức giám sát tối cao của Quốc hội được luật định như: Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước; chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm… tạo hiệu ứng lan tỏa về tinh thần hành động tích cực, góp phần tạo chuyển biến toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và vấn đề được giám sát.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live