Chiều nay, theo chương trình kỳ họp, các đại biểu thảo luận ở Tổ về 2 Dự án Luật gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đến cuối tháng 10 vừa qua, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Nam khoảng 2.382 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí của Chương trình này, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 313 danh mục công trình các loại; chuyển đổi nghề cho lao động; hỗ trợ đất ở, xóa nhà tạm cho cả ngàn hộ. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương thực hiện chương trình.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều khu dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh từng bước đổi thay; Hạ tầng nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Tỉnh Bắc Kạn đang yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tận dụng tối đa nguồn lực góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội của người dân.
Năm 2023 các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đã được tỉnh Bắc Kạn nỗ lực triển khai, mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có khá nhiều nội dung còn lúng túng, chậm tiến độ và không đạt kế hoạch đề ra dẫn đến tình trạng hàng trăm tỷ đồng vốn không thể giải ngân.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đại biểu Quốc hội, nhiều cán bộ địa phương và cử tri cho rằng, 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới, khắc phục tình trạng tỷ lệ giải ngân chương trình mục tiêu quốc gia của cả nước năm qua không đạt kế hoạch và có tới 10 địa phương đạt dưới 50% kế hoạch.
Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang bị người Kinh đồng hóa”.- Chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi bộ mặt miền núi- Thực tế tại Yên Bái.- Phân tích sự kiện các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được thỏa thuận nguyên tắc về việc khởi động sứ mệnh phòng thủ an ninh ở Biển Đỏ.
Từ năm 2021 đến nay, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (còn gọi là Chương trình MTQG 1719) đã có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live