Đó không chỉ là những mất mát cá nhân, mà có thể trở thành chấn thương tâm lý tập thể, khi xã hội nhận ra, một khoảnh khắc định mệnh đủ sức cướp đi những điều quí giá nhất trong đời. Chua chát hơn, không ít người quay sang đổ lỗi cho chính các nạn nhân, thậm chí biến bi kịch của họ thành chủ đề đùa cợt: “Lựa chọn cứu mẹ hay vợ
hoặc bạn gái trước, nếu họ cùng bị đuối nước?” Vậy làm thế nào để không gục ngã khi đột ngột mất đi cả gia đình, mà không kịp lời trăn trối? Đâu là chỗ dựa để sống tiếp một cách kiên cường, khi mỗi hơi thở đều mang theo một phần ký ức u sầu? Phải làm gì để xoa dịu trái tim những đứa trẻ mồ côi, những cụ già mất hoàn toàn điểm tựa, những người chồng mất cả vợ lẫn con, những người mẹ còn hoảng loạn gào tên con trong đêm tối? Để tìm kiếm câu trả lời bằng lý trí và cả lòng trắc ẩn, Tiến sĩ Xã hội học, Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng và y khoa Phạm Thị Thúy và chuyên gia tâm lý Tuệ An cùng bàn luận câu chuyện này. Cả hai đều đã đồng hành và tư vấn, hỗ trợ thành công rất nhiều số phận đứng bên vực thẳm mất mát.

Bình luận