Cấp cứu, điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ trong mùa hè
VOV1 - Trong các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ não cấp là hai nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.Vậy làm sao để phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời người bệnh mắc một trong hai bệnh lý nguy hiểm này? Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung sau

BTV: Xin cám ơn Ths.Bs Đỗ Quốc Phong, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV E đã nhận lời tham gia chương trình của chúng tôi

Khách mời: Xin chào quý vị và các bạn!

1-Thưa BS, thời gian gần đây, các cơ sở y tế đã ghi nhận số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy BS có đánh giá gì về 2 bệnh lý nguy hiểm này? Theo BS, mùa hè có là yếu tố thời tiết khiến người dân dễ bị 2 bệnh lý này không?

Khách mời:

2- Thưa BS, khi nghe tên 2 bệnh lý này, người dân đều biết đây là những bệnh hết sức nguy hiểm, dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch. Vậy nhồi máu cơ tim và đột quỵ có điểm gì giống và khác nhau?

Khách mời:

3- Vì sao 2 bệnh lý nhồi máu cơ tim và đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa, trược khi tiếp tục trao đổi, xin mời BS và quý thính giả cùng nghe ghi nhận của PV Đài TNVN

28.6 Tong hop minh hoa 

Tổ chức Y tế thế giới nhận định, các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, chiếm 32% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Trong số những ca tử vong này, 85% là do đau tim và đột quỵ. Hơn 3/4 số ca tử vong do các bệnh tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm các quốc gia chịu gánh nặng về bệnh tật do đột quỵ và tim mạch cao trên thế giới, GS. Valery Feigin, Giám đốc Viện Đột quỵ và Khoa học thần kinh ứng dụng quốc gia thuộc Đại học Công nghệ Auckland (NISAN) (New Zealand) cho rằng:

 Băng (Nền dịch: Chúng ta biết rằng cứ 4 người sẽ có 1 người bị đột quỵ trong cuộc đời của mình, thì tỷ lệ này ở Việt Nam còn cao hơn 3 người thì có 1 người. Đột quỵ đang có xu hướng trẻ hoá và ngày càng tăng lên ở Việt Nam)

 Lý giải nguyên nhân khiến đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hoá, các nhà khoa học cho rằng, 10% do ô nhiễm không khí, 30% do các hành vi của con người như hút thuốc, lối sống không lành mạnh, và 60% do tăng huyết áp. Theo GS. Alta Schutte, Trưởng nhóm nghiên cứu về Tim mạch, Mạch máu và Chuyển hóa tại Khoa Y (Đại học New South Wales, Australia), 1,4 tỷ người trên thế giới mắc tăng huyết áp. Đáng chú ý, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 30 mắc tăng huyết áp- bệnh mà trước đây chỉ thấy ở những người từ 60 tuổi trở lên. Cùng với đó, tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt, gây khó khăn cho việc chẩn đoán sớm và điều trị đột quỵ. Cũng theo GS. Alta Schutte, một nửa số người mắc tăng huyết áp thậm chí không biết mình mắc bệnh và họ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận và sa sút trí tuệ. 

    Băng (Nền dịch: Lời khuyên của tôi cho những bạn chưa mắc bệnh đó là chúng ta có thể thay đổi lối sống, chế độ ăn. Ví dụ như ăn giảm lượng muối đi, tăng lượng kali thông qua việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cũng như giảm lượng natri đi. Hiện giờ chúng ta cũng đã có những loại muối mà lượng natri thấp hơn, lượng kali cao lên và khi sử dụng loại muối này không ảnh hưởng tới khẩu vị của chúng ta. Nếu chúng ta thay đổi chế độ ăn theo xu hướng như vậy thì chúng ta có thể giảm nguy cơ bị cao huyết áp, đột quỵ cũng như tim mạch. Thế còn đối với những người đã bị mắc bệnh rồi thì lời khuyên của tôi là chúng ta phải duy trì việc dùng thuốc đều đặn và đồng thời chúng ta phải theo dõi huyết áp tại nhà để xem có bị biến động gì hay không)

-Thưa BS, qua đánh giá của các chuyên gia về nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đột quỵ và nhồi máu cơ tim, BS có bổ sung thêm thông tin gì?

Khách mời:

4- Thưa BS, một câu hỏi mà tôi nghĩ người dân nào cũng quan tâm là làm sao để nhận biết và sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách trường hợp người nhà bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim?

Khách mời:

5- Và sau khi sơ cứu như BS vừa hướng dẫn, chúng ta cần đưa người nhà đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ biến chứng và tử vong do 2 bệnh lý này. Và khi mà các bệnh lý này bị phát hiện muộn, việc cấp cứu, điều trị cho người bệnh sẽ gặp những khó khăn gì, thưa BS?

Khách mời:

6- Hiện nay, BV E đang có những phương pháp can thiệp, điều trị hiện đại gì nhằm cứu chữa người bệnh bị nhồi máu cơ tim, đột qụy?

Khách mời:

Xin cám ơn Ths.Bs Đỗ Quốc Phong, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV E đã tư vấn đến quý vị thính giả. Xin cám ơn quý vị và các bạn đã lắng nghe chương trình./.

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận