# Bộ Y tế cho biết, số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và đầu năm 2025, nhưng không có sự gia tăng đột biến. Các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Nguyên nhân số ca mắc cúm tăng là do thời tiết đang mùa đông xuân, thời điểm vi-rút cúm phát triển mạnh, nhất là cúm A. Thời gian này là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; có sự tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng... làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Chính vì vậy, người dân chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng, nhưng không nên tự mua để sử dụng hoặc dự trữ thuốc Tamiflu.
# Ghi nhận tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Huế, lượng người tiêm vaccine phòng cúm đang tăng cao. Tính từ đầu năm 2025 đến ngày 10/2, có 888 người đến tiêm vaccine phòng cúm. Trong đó, riêng những ngày sau kỳ nghỉ Tết đến nay có 571 người, tăng 399 người so với cùng kỳ năm 2024.
# Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc cúm A trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tăng, một số trường hợp nặng, phải thở máy, thở oxy. Để phòng ngừa, tránh diễn biến nặng, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên theo dõi sức khỏe, đi khám khi có biểu hiện bất thường để phát hiện đúng bệnh, điều trị kịp thời.
# Trung tá, ThS-BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Quân y 175, cho biết Việt Nam có hơn nửa triệu người mắc sa sút trí tuệ. Tại TP HCM nói riêng, có khoảng 28.000 - 30.000 người cao tuổi có liên quan đến suy giảm nhận thức. Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để tình trạng sa sút trí tuệ, chỉ có thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng. Do đó, việc kết hợp luyện tập nhận thức là rất cần thiết.
# Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) đã ban hành cảnh báo dịch tễ học do nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng ở châu Mỹ cùng với việc một loại huyết thanh xuất hiện trở lại liên quan đến các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng. Loại huyết thanh này được các nhà khoa học định danh là DENV-3 và đã xuất hiện ở Brazil, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Mexico và Peru.
# Bàng quang tăng hoạt hay hội chứng bàng quang kích thích ( gọi tắt là OAB) là một trong những căn bệnh phổ biến ở đường tiết niệu. Theo Hội Niệu học quốc tế, chính Bàng quang tăng hoạt (OAB) là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn tiểu tiện ở mọi lứa tuổi. Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên bị kích thích và co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, tạo cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm, có thể có kèm theo tình trạng tiểu són, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát (tiểu không tự chủ). Bệnh này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống và công việc. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị bàng quang hoạt động quá mức. Các lựa chọn có thể bao gồm sử dụng thuốc và không dùng thuốc để giảm triệu chứng và giảm sự thôi thúc đi tiểu nhiều.
Bình luận