Phần 3 của loạt bài: “Làm gì để Quy hoạch Điện lực Quốc gia không bị phá vỡ?" (4/12/2019)

Trong 2 chương trình trước, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng 2 phần của loạt bài: “Làm gì để Quy hoạch Điện lực Quốc gia không bị phá vỡ?” của phóng viên Nguyên Long, trong đó chỉ rõ việc “Vỡ quy hoạch vì … phát triển “nóng” năng lượng tái tạo”; đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân căn bản dẫn đến việc chậm tiến độ, thậm chí không xác định được thời gian hoàn thành; Sự chậm trễ đang xảy ra ở tất cả các khâu, từ công trình nguồn điện, lưới điện đến các dự án cung cấp nhiên liệu đầu vào để sản xuất điện. Trong bối cảnh đó, ngày 01/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (số 1264/QĐ-TTg) phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch điện 8). Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch này. Theo dự kiến Đề án Quy hoạch điện 8 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3 năm 2020. Những vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao? Quy hoạch điện 8 sẽ được thiết kế như thế nào? Và, làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ? Đó là nội dung phần 3 - cũng là phần cuối của loạt bài viết của phóng viên Nguyên Long.

Phần 3 của loạt bài: “Làm gì để Quy hoạch Điện lực Quốc gia không bị phá vỡ?" (4/12/2019)

Trong 2 chương trình trước, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng 2 phần của loạt bài: “Làm gì để Quy hoạch Điện lực Quốc gia không bị phá vỡ?” của phóng viên Nguyên Long, trong đó chỉ rõ việc “Vỡ quy hoạch vì … phát triển “nóng” năng lượng tái tạo”; đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân căn bản dẫn đến việc chậm tiến độ, thậm chí không xác định được thời gian hoàn thành; Sự chậm trễ đang xảy ra ở tất cả các khâu, từ công trình nguồn điện, lưới điện đến các dự án cung cấp nhiên liệu đầu vào để sản xuất điện. Trong bối cảnh đó, ngày 01/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (số 1264/QĐ-TTg) phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch điện 8). Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch này. Theo dự kiến Đề án Quy hoạch điện 8 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3 năm 2020. Những vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao? Quy hoạch điện 8 sẽ được thiết kế như thế nào? Và, làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ? Đó là nội dung phần 3 - cũng là phần cuối của loạt bài viết của phóng viên Nguyên Long.

Loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia không bị phá vỡ?” Phần 2: "Vỡ quy hoạch vì… tiến độ: Nguyên nhân do đâu?" (3/12/2019)

Trong chương trình ngày 2/12, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng phần đầu loạt bài viết “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” với những phân tích thực trạng phát triển “nóng” các dự án năng lượng tái tạo không theo Quy hoạch, dẫn đến hệ quả là có nhà máy sản xuất điện, nhưng lại thiếu đường dây để truyền tải. Không những thế, với tính bất định của thời tiết, muốn đảm bảo hệ thống điện quốc gia được vận hành an toàn, liên tục, thì cùng với phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời), cần phải đảm bảo có các nguồn điện ổn định và dự phòng, có thể huy động, thay thế ngay lập tức, đó là thủy điện, là thủy điện tích năng, nhiệt điện chạy bằng dầu, bằng khí. Thế nhưng, ngay cả các công trình điện đã được thiết kế trong Quy hoạch Điện 7 và Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh - thuộc diện bắt buộc phải hoàn thành theo đúng tiến độ, thì hiện nay không ít dự án có công suất hàng nghìn MW vẫn đang chậm tiến độ, thậm chí còn chưa khởi động, dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2020 và khả năng thiếu hụt nguồn điện trầm trọng từ giai đoạn 2021-2023. “Vỡ quy hoạch vì… tiến độ: Nguyên nhân do đâu? là nội dung phần 2 loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” của phóng viên Nguyên Long.

Loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia không bị phá vỡ?” Phần 2: "Vỡ quy hoạch vì… tiến độ: Nguyên nhân do đâu?" (3/12/2019)

Trong chương trình ngày 2/12, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng phần đầu loạt bài viết “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” với những phân tích thực trạng phát triển “nóng” các dự án năng lượng tái tạo không theo Quy hoạch, dẫn đến hệ quả là có nhà máy sản xuất điện, nhưng lại thiếu đường dây để truyền tải. Không những thế, với tính bất định của thời tiết, muốn đảm bảo hệ thống điện quốc gia được vận hành an toàn, liên tục, thì cùng với phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời), cần phải đảm bảo có các nguồn điện ổn định và dự phòng, có thể huy động, thay thế ngay lập tức, đó là thủy điện, là thủy điện tích năng, nhiệt điện chạy bằng dầu, bằng khí. Thế nhưng, ngay cả các công trình điện đã được thiết kế trong Quy hoạch Điện 7 và Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh - thuộc diện bắt buộc phải hoàn thành theo đúng tiến độ, thì hiện nay không ít dự án có công suất hàng nghìn MW vẫn đang chậm tiến độ, thậm chí còn chưa khởi động, dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2020 và khả năng thiếu hụt nguồn điện trầm trọng từ giai đoạn 2021-2023. “Vỡ quy hoạch vì… tiến độ: Nguyên nhân do đâu? là nội dung phần 2 loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” của phóng viên Nguyên Long.