Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

Bài 1 của Loạt bài: “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?” (23/12/2019)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đầu mùa khô nhưng hạn mặn đã tấn công nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, báo hiệu một mùa hạn mặn gay gắt trên diện rộng, thậm chí gay gắt hơn năm mặn lịch sử 2015 - 2016. Năm 2019 sắp kết thúc và chúng ta đã chứng kiến một năm với nhiều biến động của thiên tai. Tình trạng hạn hán, bão lụt gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở nhiều địa phương. Và trong năm 2019, chúng ta đã từng chứng kiến - nhiều đô thị từ Bắc tới Nam bị ngập sâu trong nước sau những trận mưa lớn. Nếu như trước đây vấn đề ngập lụt đô thị thường xảy ra ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì nay đang trở thành mối nguy của hầu hết các đô thị trên cả nước... Thiên tai là điều không tránh khỏi, nhưng câu hỏi được đặt ra là, vì sao những trận lụt lại ập xuống các đô thị như Phú Quốc (bốn bề là biển), Đà Lạt (cao hơn 1500m so với mực nước biển), Thái Nguyên (thành phố trung du phía Bắc)? Và đâu là lời giải cho thực trạng này? Đây chính là nội dung được phóng viên Huy Nam đề cập trong loạt phóng sự: “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?”. Bài 1 của loạt phóng sự có nhan đề: “Nhiều đô thị bị nhấn chìm trong biển nước”.

Bài 1 của Loạt bài: “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?” (23/12/2019)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đầu mùa khô nhưng hạn mặn đã tấn công nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, báo hiệu một mùa hạn mặn gay gắt trên diện rộng, thậm chí gay gắt hơn năm mặn lịch sử 2015 - 2016. Năm 2019 sắp kết thúc và chúng ta đã chứng kiến một năm với nhiều biến động của thiên tai. Tình trạng hạn hán, bão lụt gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở nhiều địa phương. Và trong năm 2019, chúng ta đã từng chứng kiến - nhiều đô thị từ Bắc tới Nam bị ngập sâu trong nước sau những trận mưa lớn. Nếu như trước đây vấn đề ngập lụt đô thị thường xảy ra ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì nay đang trở thành mối nguy của hầu hết các đô thị trên cả nước... Thiên tai là điều không tránh khỏi, nhưng câu hỏi được đặt ra là, vì sao những trận lụt lại ập xuống các đô thị như Phú Quốc (bốn bề là biển), Đà Lạt (cao hơn 1500m so với mực nước biển), Thái Nguyên (thành phố trung du phía Bắc)? Và đâu là lời giải cho thực trạng này? Đây chính là nội dung được phóng viên Huy Nam đề cập trong loạt phóng sự: “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?”. Bài 1 của loạt phóng sự có nhan đề: “Nhiều đô thị bị nhấn chìm trong biển nước”.

Loạt bài: “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước” - Phần cuối: “Đồng thuận để phát triển bền vững” (20/12/2019)

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến an ninh nguồn nước, tác động mạnh đến nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các bài viết trước, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập việc bên cạnh các giải pháp công trình, thì giải pháp “phi công trình” cần được tiến hành đồng thời để người dân chủ động sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn và những biểu hiện bất thường khác của thiên nhiên, như đã từng “sống chung với lũ” ở vùng đất giàu tiềm năng này. Còn một yếu tố nữa tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn nước sông Mê Kông. Lưu vực sông Mê Kông (không kể Trung Quốc và Myanmar) có khoảng 65 triệu người, trong đó 85% dân số phụ thuộc vào nguồn nước Mê Kông. Vì thế, cùng khai thác dòng Mê Kông phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ven sông, trong đó có Việt Nam cần đạt được sự đồng thuận lâu dài và thực chất, với tinh thần “vì sự phát triển bền vững”. Đây cũng là nội dung phần cuối của loạt bài “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước” của nhóm phóng viên Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Loạt bài: “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước” - Phần cuối: “Đồng thuận để phát triển bền vững” (20/12/2019)

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến an ninh nguồn nước, tác động mạnh đến nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các bài viết trước, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập việc bên cạnh các giải pháp công trình, thì giải pháp “phi công trình” cần được tiến hành đồng thời để người dân chủ động sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn và những biểu hiện bất thường khác của thiên nhiên, như đã từng “sống chung với lũ” ở vùng đất giàu tiềm năng này. Còn một yếu tố nữa tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn nước sông Mê Kông. Lưu vực sông Mê Kông (không kể Trung Quốc và Myanmar) có khoảng 65 triệu người, trong đó 85% dân số phụ thuộc vào nguồn nước Mê Kông. Vì thế, cùng khai thác dòng Mê Kông phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ven sông, trong đó có Việt Nam cần đạt được sự đồng thuận lâu dài và thực chất, với tinh thần “vì sự phát triển bền vững”. Đây cũng là nội dung phần cuối của loạt bài “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước” của nhóm phóng viên Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.