Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp tổng kết hoạt động chuyển đổi số quốc gia 2024
VOV1 - Chiều nay 6/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 10 về tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin truyền thông trong năm 2024, chuyển đổi sôs quốc gia, nhất là triển khai Đề án 06 tiếp tục đạt nhiều bước tiến lớn, quan trọng, nổi bật là: công tác chỉ đạo, điều hành có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản hơn; việc tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ TW đến cơ sở.

Thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến CĐS tiếp tục được tập trung hoàn thiện. Trong năm 2024, Quốc hội đã ban hành Luật Dữ liệu; Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định; Các bộ đã ban hành theo thẩm quyền 33 Thông tư; Đã đơn giản hóa 898/1.084 thủ tục hành chính được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ; trong đó năm 2024, đã đơn giản hóa 313 thủ tục hành chính; 63/63 địa phương đã ban hành Nghị quyết miễn giảm phí, lệ phícho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, doanh thu năm 2024 đạt 152 tỷ USD, tăng 10,9%. Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng mạnh, năm 2024 đạt 18 tỷ USD, tăng 38,5%. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Marvell - thiết kế chip; NVIDIA - nghiên cứu phát triển; SK Hynix - sản xuất bộ nhớ.

Hạ tầng số và các nền tảng số được quan tâm đầu tư; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đây mạnh triển khai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển. Từ tháng 10/2024, Việt Nam đã chính thức thương mại hóa dịch vụ viễn thông 5G. Tốc độ Internet của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 37, tăng 07 bậc so với năm 2023.

Cơ sở dữ liệu về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho công dân đủ điều kiện; kích hoạt trên 60 triệu tài khoản định danh điện tử; cung cấp 40 tiện ích trên ứng dụng VnelD, tăng 27 tiện ích so với năm 2023; làm sạch 35,1 triệu dữ liệu giấy phép lái xe; đối soát thông tin sinh trắc của 56,8 triệu hồ sơ khách hàng ngành ngân hàng.

Dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đã triển khai 54/76 DVC trực tuyến thiết yếu.

Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 02 bậc, xếp hạng 44/133; Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194

 

Nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới là hết sức nặng nề Thủ tướng yêu cầu phải “tăng tốc và bứt phá”. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành địa phương trong đó nhấn mạnh yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW; đồng thời xây dựng bộ tiêu chỉ đánh giá; định kỳ do lường, công bố công khai kết quả; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên kết quả thực hiện. Kế hoạch thực hiện phải thực chất, không hình thức. Các nhiệm vụ trong Kế hoạch phải cụ thể, lượng hỏa để dễ triển khai, dễ đánh giả, dễ đo lường, dễ kiểm tra, giám sát.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về CĐS. Đa dạng hóa về hình thức; cụ thể hóa nội dung cho từng nhóm đối tượng cụ thể; Nghiên cứu phát động phong trào thi đua toàn quốc về chuyển đổi số. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong công tác chuyển đổi số, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công...

Thủ tướng yêu cầu, Bộ trưởng, Trường ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải có quyết tâm chính trị cao, nêu gương đi đầu, tiên phong trong thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp luận trong chuyển đổi số; Chỉ đạo quyết liệt những nhiệm vụ chậm tiến độ, thường xuyên giao ban, kiểm tra để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn theo nguyên tắc “lãnh đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên”.

Thủ tướng chỉ đạo đến tháng 6/2025, yêu cầu tất cả các lãnh đạo bộ, ngành, lãnh đạo UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số. Đến cuối năm 2025, tất cả cán bộ, công chức cấp xã, huyện, tỉnh phải xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số.

Đẩy mạnh rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế; xây dựng cơ chế, chính sách; bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, hạ tầng số và nền tăng số quốc gia; cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Phấn đấu đến hết năm 2025 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Cùng với đó Thủ tướng yêu cầu, phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; Xây dựng Đề án phát triển và trọng dụng nhân tài, tập trung vào các cán bộ chuyên gia đầu ngành, những người giữ vai trò nòng cốt trong các lĩnh vực chuyển đổi số; có chính sách đãi ngộ, tuyển dụng đặc thù thu hút, tuyển dụng nhân tài; Đẩy mạnh triển khai Đề án 06./.

 

Vũ Khuyên

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận