Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?
- Học sinh đi thực tế, làm sao kiểm soát được rủi ro?- Tạp chí Âm nhạc quốc tế: Những câu chuyện cảm động từ chương trình “Tìm kiếm tài năng âm nhạc Mỹ”.- Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.- Anh Nguyễn Phương Tùng, người đưa môn thể thao mới lạ (Snookball, Footpool, Footgolf) đến với những người yêu thể thao Việt Nam, giúp người chơi vừa giải trí, vừa rèn luyện thể chất.
Vào các dịp tổng kết năm học, trước khi nghỉ hè, nhiều trường lớp thường tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại, đi trải nghiệm thực tế ở nhiều nơi, để các học trò nâng cao hiểu biết, tăng thêm sự gắn bó trong tập thể. Trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động này càng được chú trọng hơn. Thế nhưng, vẫn còn những vấn đề cần đặt ra với đối với hoạt động này. Các vụ tai nạn dẫn tới thương tích thậm chí là tử vong đối với học sinh trong các chuyến trải nghiệm đặt ra hàng loạt vấn đề cho các trường và các cơ quan quản lý, như có nên tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm quá xa? Tổ chức thế nào cho an toàn? Làm sao để các em tham gia một cách tích cực và hiệu quả? BTV Lê Thu trao đổi với khách mời là Tiến sĩ Vũ Việt Anh – Tổng Giám đốc Học viện Thành Công.
Ở những nơi vùng sâu vùng xa của tỉnh Cà Mau, kinh tế của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn. Đợt dịch Covid-19 vừa qua đã làm cuộc sống gia đình họ khó khăn hơn. Cũng vì hàng ngày phải “lo chuyện cơm áo” mà có những hộ đã cho con em mình nghỉ học sau dịch. Trần Hiếu – PV thường trú tại ĐBSCL phản ánh:
Nửa thế kỷ làm công tác nghiên cứu khoa học, hơn 20 năm làm doanh nhân, bà đã xây dựng được một thương hiệu sơn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bà thuộc nhóm hiếm hoi các nhà khoa học thành công cả trong kinh doanh. Người phụ nữ đã qua tuổi "thất thập" ấy vẫn ngày ngày dành cả chục tiếng đồng hồ trong phòng nghiên cứu. Tập đoàn do bà đứng đầu không những khẳng định thương hiệu Việt, mà còn có những đóng góp lớn lao cho xã hội khi đã trao cho hàng ngàn cá nhân và tập thể trên khắp cả nước các giải thưởng giá trị, với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Người mà chúng tôi muốn giới thiệu trong Chuyện đêm hôm nay là: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe - Chủ tịch tập đoàn Sơn KOVA.
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) năm 2020 có chủ đề: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Năm nay cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với sự kiện Hội nghị quốc tế COP 15 về đa dạng sinh học - hội nghị bản lề chuẩn bị cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), sẽ được tổ chức vào cuối năm. Có thể thấy, bảo tồn đa dạng sinh học luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam khi có liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với một quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển luôn được các ban ngành chức năng quan tâm. Hàng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ dưới hình thức phóng sinh các loài thủy sản vào các dịp như ngày truyền thống ngành thủy sản, Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), ngày Lễ Vu lan (15/7 âm lịch). Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Quốc hội tiếp tục bàn giải pháp khôi phục, phát triển sản xuất sau đại dịch Covid-19 và chuẩn bị đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.- Hôm nay, các thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng đợt 1.- Đã khắc phục xong sự cố máy bay của hãng Vietjet Air hạ cánh chệch đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Hai phi công người Anh bị tạm thu bằng lái và tổ tiếp viên gồm 6 người cũng bị đình chỉ công tác.- Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang triệt phá thành công vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia từ Campuchia vào Việt Nam với số lượng lên tới 30kg.- Tinh thần hòa giải là thông điệp nhân kỉ niệm 20 năm Hội nghị thượng đỉnh liên Triều “lịch sử” đầu tiên.- Nhiều quận và thành phố của Trung Quốc trở lại "trạng thái thời chiến" để ứng phó với dịch Covid-19 tái bùng phát trong cộng đồng. Trong khi đó, từ hôm nay, hàng loạt quốc gia thuộc Liên minh châu Âu mở cửa lại biên giới nội khối sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới đã tác động không nhỏ đến định hướng của phụ huynh cho con em mình đi du học nước ngoài, đặc biệt tại thời điểm kỳ thi THPT quốc gia đang đến gần. Nhật Bản là quốc gia đang được đánh giá cao bởi chế độ hỗ trợ công dân và du học sinh, người lao động nước ngoài. Ngoài những chính sách bảo đảm an toàn, cách ly dịch bệnh, chính phủ Nhật Bản trợ cấp cho toàn bộ du học sinh và người lao động nước ngoài hơn 20 triệu đồng mỗi người, phát khẩu trang đến từng nhà. Hành động này đã khiến các gia đình có con đang học tập và làm việc tại Nhật Bản an tâm, tin tưởng. Cũng chính vì vậy, du học Nhật vẫn đang là từ khóa rất hot trên các diễn đàn hướng nghiệp cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, du học Nhật Bản nên theo lộ trình nào? Việc tuyển sinh và nhập học có những thay đổi gì trong năm nay? Hay làm thế nào để được chấp nhận hồ sơ, cấp visa lưu trú tại Nhật Bản? PV Đài TNVN trò chuyện với vị khách mời là ông Takayuki Shibata - Phó tổng giám đốc Nhật ngữ Yukicenter.
- Tuyển sinh đại học cao đẳng 2020 bằng học bạ: Liệu có đảm bảo chất lượng đầu vào?- Cô giáo Huỳnh Sơn Ca, giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Võ Thị Hồng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau dùng cải lương dạy Truyện Kiều làm cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn.
Tình trạng dạy thêm, học thêm trong nhiều năm qua đã và đang làm xáo trộn xã hội, đã bị thị trường hóa, tiền tệ hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Có cần thiết phải đưa dạy thêm, học thêm vào quản lý trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Và nếu dạy thêm, học thêm là dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì có giảm áp lực học thêm cho học sinh hay không?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)