- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, yêu cầu tỉnh cần có chiến lược phát triển kinh tế du lịch mũi nhọn.- Thủ tướng cũng thăm công nhân Công ty cổ phần than Hà Lầm, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, hứa Nhà nước sẽ tạo cơ chế thuận lợi hơn nữa để ngày càng nhiều công nhân lao động có nhà ở.- Phần lớn bảo tàng ở Việt Nam đìu hiu, ít khách. Nhóm phóng viên Đài TNVN tìm nguyên do vì sao các bảo tàng ở nước ta lại khó thu hút công chúng đến vậy.- Hạn hán gay gắt tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra tình hình và tìm giải pháp ứng phó hiệu quả.- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trở lại trong cuộc họp Quân ủy Trung ương bàn thảo về các chính sách mới nhằm tăng cường khả năng răn đe hạt nhân. Đây là lần xuất hiện đầu tiên sau 3 tuần vắng bóng trên truyền thông.
- Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giải pháp thực hiện.- Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học: “Một vai hai gánh” – Liệu có khả thi?- Những tín hiệu vui cho nông sản xuất khẩu.- Khám phá không khí tại đầm sen Tây Hồ, Hà Nội những ngày hè.
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, sáng 20/05, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước Quốc hội về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có điều chỉnh nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản 1: GDP tăng dự kiến cao nhất tăng khoảng 5,2%, và Kịch bản 2: GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 đến 4,4% so với năm 2019 - thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Biên tập viên Nguyên Long trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và bàn giải pháp thực hiện.
- Những kịch bản tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19. Đây là nội dung trả lời phỏng vấn của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
- Nhân sự Đại hội XIII: Gốc có vững thì cây mới bền.- Việt Nam tăng 14 bậc trong xếp hạng quốc tế về công khai ngân sách quốc gia.- Kinh tế Nhật Bản nguy cơ suy thoái nặng nề nhất sau chiến tranh.
Tính đến hết năm 2019, toàn quốc có 551.000 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 281.000 người so với năm 2018. Đây là con số ấn tượng, có sự gia tăng đột biến bởi chỉ tính riêng số người tăng mới trong năm 2019 đã gần bằng kết quả 10 năm thực hiện chính sách này từ năm 2008 đến năm 2018. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện cả nước còn khoảng 30 triệu người chưa tham gia BHXH. Đây là cơ hội để ngành BHXH tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng như BHXH tự nguyện. Bàn luận nội dung này, Khách mời là Phó Giáo sư Giang Thanh Long, Giảng viên cao cấp, Viện chính sách công và Quản lí, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tăng huyết áp được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có triệu chứng điển hình và thậm chí người mắc không biết mình bị bệnh. Ngày 17/5 hằng năm được chọn là Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới để nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh này. Năm nay do đại dịch Covid-19 toàn cầu, Liên đoàn phòng chống bệnh tăng huyết áp Thế giới (WHL) lùi các hoạt động kỷ niệm Ngày phòng chống tăng huyết áp sang ngày 17 tháng 10 năm 2020. Tuy nhiên nhiều nước vẫn tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Để hoàn thành mục tiêu khi các thị trường trên thế giới mở cửa trở lại, cơ hội nào cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, tạo đòn bẩy vững chắc, biến rủi thành may, hoàn thành mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các bộ ngành, người dân, cũng như doanh nghiệp. Bàn về chủ đề "Làm gì để xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng trưởng", khác mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ NN&PTNT) và ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Giờ đây, làm việc bằng máy tính, hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chiếc máy tính còn vô cùng xa lạ với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam, với rất nhiều tâm huyết. Trong chương trình Chân dung cuộc sống BTV Mai Hồng mời quý vị và các bạn đến thăm Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở VN và trò chuyện với chủ nhân của bảo tàng. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, người từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Khoa học Công nghệ Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban mạng thuộc Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin.
Không có đại biểu Quốc hội thì không có Quốc hội, cũng không thể có các cơ quan của Quốc hội. Vì thế, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Quốc hội. Đây là vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp khi sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)