Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 và Công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tới 6 chữ “Truyền thống - Liên kết - Bứt phá” để thể hiện nội dung của Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó là hoàn thiện các thể chế, chính sách cho Vùng phát triển mạnh trong thời gian tới. PV Xuân Lan thông tin:
Giữ chức Chủ tịch của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2023, Nhật Bản chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đưa ra một tầm nhìn mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh như vậy, chuyến công du tới Nam Á và châu Phi lần này của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhằm đẩy mạnh chính sách “phía Nam toàn cầu” của Nhật Bản. Chuyến thăm tập trung vào những nội dung cụ thể gì và liệu có đạt được mục tiêu như kỳ vọng? Phóng viên Hoàng Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích về vấn đề này.
Ngược dòng lịch sử 75 năm về trước, khi nước Việt Nam DCCH non trẻ mới ra đời, Bộ trưởng Ngoại gaio đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay lập tức đã xây dựng các mối quan hệ ngoại giao với thế giới và thực hiện các cuộc đàm phán để nước Việt Nam DCCH chính thức được công nhận. Nhắc lại các sự kiện này để thấy rằng, cụm từ "đối ngoại" có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là lý do "đối ngoại" được đặc biệt coi trọng trong Văn kiện Đại hội Đảng làn thứ XII và Dự thảo Văn kiên Đại hội XIII. Tiếp tục loạt bài "Vì một Việt Nam hùng cường", Phóng viên Hồ Điệp có bài:" Đối ngoại Việt Nam: Bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy tầm nhìn mới trong hội nhập "
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live