- Chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhiệm vụ lúc này là phải biến “nguy” thành “cơ”, để sau khi hết dịch, nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù lại những tổn thất mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một nền kinh tế độc lập, tự cường.- Sáng nay, cả nước không ghi nhận bệnh nhân mới, 2 bệnh nhân Covid-19 tại Bình Thuận và 1 bệnh nhân tại Đà Nẵng được xuất viện. Dự kiến trong chiều nay, sẽ có thêm 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Trước tâm lý có phần chủ quan của một bộ phận người dân về cách ly xã hội, chuyên gia y tế cảnh báo, mặc dù số ca mắc Covid-19 mỗi ngày giảm, tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn còn cao.- Hôm nay, đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi dịch bệnh do virus Corona chủng mới bùng phát tại Trung Quốc, số người chết do Covid-19 trên toàn thế giới đã gần vượt ngưỡng 100 nghìn người.- Các nước ASEAN nhất trí thành lập một quỹ ứng phó với dịch Covid-19. Trong khi đó, sau nhiều lần đàm phán thất bại, sáng sớm nay, Bộ trưởng Tài chính các nước Liên minh Châu Âu thống nhất huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.- Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
- Sáng nay, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó Covid-19, trong đó sẽ thảo luận thúc đẩy giải ngân hơn 30 tỷ USD vốn đầu tư công.- Việt Nam sẽ nghiên cứu chiết tách huyết tương của những người đã khỏi bệnh Covid-19 để điều trị cho các ca bệnh nặng.- Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chủ động điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phía Bắc, tránh ùn tắc hàng xuất khẩu do phía Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Công hàm phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã thể hiện đầy đủ lập trường nhất quán của Việt Nam đối với lợi ích hợp pháp và chính đáng của Việt Nam tại Biển Đông.- Sau nhiều đàm phán thất bại, sáng sớm nay, Bộ trưởng Tài chính các nước EU thống nhất huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.- Bình luận: "Thay đổi để tồn tại và vượt lên".
- ASEAN ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp.- Thái Lan thực thi các biện pháp mạnh ngăn ngừa sự lây lan của dịch.
Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TPHCM (6/4), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu TP tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn sản xuất…Phản ánh của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM:
- Bộ Y tế thông báo khẩn tìm người tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19 số 183.- Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm tất cả hành khách tại sân bay và ga xe lửa. Trong khi đó tại Hà Nội, phát hiện ô tô chở 30 hành khách bất chấp lệnh cấm của Bộ Giao thông vận tải.- Nhiều luật sư đặt dấu hỏi về tính pháp lý của quyết định thu phí cách ly bắt buộc đối với người dân đến từ vùng có dịch của Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.- Số ca mắc mới Covid-19 trong một ngày trên toàn cầu lần đầu tiên vượt quá con số 100.000 người. Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến 208 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khách mời là Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái trao đổi các giải pháp để giúp đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn mặn nghiêm trọng.
"Dự án nào không thể phục hồi thì kiên quyết giải thể, phá sản chứ không nói chung chung là đang tốt hơn, nhưng thực tế là vẫn đang lỗ, có khi còn lỗ nặng, càng xử lý càng mất vốn”,- Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã nhấn mạnh như vậy tại Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, diễn ra sáng 3/4, tại Trụ sở Chính phủ. Phóng viên Văn Hiếu phản ánh.
Đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới “rung chuyển”, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi ngành nghề, nhiều đối tượng người dân. Trong bối cảnh đó, với khẩu hiệu “không ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều gói hỗ trợ nền kinh tế khổng lồ, những gói hỗ trợ an sinh, xã hội đã được Chính phủ các nước đưa ra, với hi vọng giúp các doanh nghiệp và người dân vượt qua các cuộc khủng hoảng mà đại dịch gây ra. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
- Toàn bộ ASEAN có trường hợp mắc Covid-19- Chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất.- Covid-19: Lộ ra sự mong manh của các nền kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào du lịch.
Bước vào mùa khô 2020, nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp. Tại nhiều địa phương trong cả nước, nguy cơ cháy rừng đang ở mức rất cao. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, hầu hết những diện tích rừng ở đây có nguy cơ cháy rất cao, thường xuyên ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Thực tế, cháy rừng cũng đã xảy ra tại một số tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận hay Lâm Đồng. Còn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cùng với tình trạng hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại đây, hiện các địa phương cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm (cấp 4, 5), do thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, nhiều cánh rừng bị khô kiệt. Thậm chí nếu xảy ra cháy rừng, việc không có nước để chữa cháy cũng đang là bài toán đặt ra. Trước thực trạng này, các ban ngành chức năng đã triển khai những giải pháp gì để chủ động ứng phó, giảm thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra, nhất là cao điểm mùa khô sắp tới? Khách mời là ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)