Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Kỳ họp lần thứ 73 Đại hội đồng Y tế Thế giới trực tuyến tổ chức ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định ủng hộ các nhà khoa học "nghiên cứu toàn cầu" về nguồn gốc của Covid-19 và một đánh giá phản ứng toàn cầu với dịch dưới sự dẫn dắt của WHO. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua đã lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân Trà Vinh. Riêng trong đồng bào Khmer cuộc vận động ngày càng có nhiều người tích cực học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác và trở thành tâm điểm địa phương. Ghi nhận của phóng viên Sa Oanh – Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL về cuộc vận động lớn đã và đang tạo sự lan tỏa tại tỉnh Trà Vinh.
Với một đất nước có vùng biển rộng gấp ba lần diện tích đất liền như nước ta thì biển đảo có một vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo nhìn nhận trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo. Bác đã từng căn dặn lực lượng hải quân “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Những lời tâm huyết của người vẫn còn nguyên giá trị đối với công tác xây dựng và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), chương trình Biển đảo Việt Nam đề cập chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo”.
Sau thời gian dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, nhiều học sinh miền núi tỉnh Quảng Nam chưa tới lớp, hoặc đi học “giã gạo”- tức bữa đi bữa bỏ. Những giáo viên nơi đây đã lặn lội tới từng thôn, bản, tìm tới tận nhà thông báo, vận động học sinh quay trở lại trường. Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung phản ánh.
- Chặng đường 1 tháng miệt mài của các nhà khoa học ở Học viện Quân Y để chế tạo ra kit xét nghiệm Sars-CoV-2 – một thành tựu nổi bật được quốc tế công nhận nhân ngày Khoa học công nghệ.- Nét văn hóa độc đáo của một bộ lạc ở châu Phi, khi đàn ông phải tham gia các cuộc thi sắc đẹp mới có thể lấy được vợ.- Trải nghiệm tour du lịch thực tế ảo thú vị tại đất nước Nam Phi.- Ca sĩ Đăng Thuật và nghệ sĩ Thanh Phong: Hai nghệ sĩ ở hai thế hệ nhưng đều chung một cảm xúc đong đầy khi hát những bài ca về Bác Hồ.- Học Bác là trao đi yêu thương.
Đại dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, với những hậu quả rất nặng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Phong cách sống hàng ngày của con người ta cũng như nhiều lĩnh vực cộng đồng như phát triển y tế, du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng… đặc biệt là khoa học và công nghệ sẽ có những thay đổi lớn trong những năm hậu dịch. Thay đổi tư duy trong quy hoạch và định hướng nghiên cứu trong những năm tới, sao cho nền khoa học nước nhà được phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn, có được hạ tầng cơ sở hiện đại và nhân lực giỏi để sẵn sàng đối phó với những thách thức mới trong tương lai phát triển của đất nước vẫn luôn là yêu cầu bức thiết.
- Chương trình ca nhạc đặc biệt theo yêu cầu, kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Ngày khoa học công nghệ Việt Nam 18/5: tôn vinh đội ngũ làm khoa học cả nước trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, Việt Nam được quốc tế đánh giá như một hình mẫu trong công tác chống dịch.- Nhà bác Hồ ở thành phố Hồ Chí Minh.- Những thành tựu khoa học công nghệ: Tinh thần đồng đội, đoàn kết và sẻ chia trong khó khăn.
- Chuyến bay thứ hai đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Mỹ về nước an toàn. Đây cũng là chuyến bay đầu tiên của Việt Nam đi trực tiếp từ thủ đô Hà Nội sang Wasington và ngược lại.- 17/5 là ngày thế giới phòng chống bệnh tăng huyết áp. Tại nước ta, hiện có khoảng 60% người bị tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh. Trong khi tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng tử vong.- Tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 91- nam phi công người Anh đã có tiến triển khá hơn. Các cơ quan chức năng khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng có đủ điều kiện ghép và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ghép phổi cho bệnh nhân này.- Lên kế hoạch mở lại trường học từ 1/6 tới, Chính phủ Anh vấp phải sự phản đối từ phía Công đoàn giáo viên và các địa phương.- Bài bình luận: Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh Châu Âu - Dự báo một con đường đầy chông gai phía trước.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh đến việc học hành, thi cử, Bộ Giáo dục- Đào tạo liên tục có những hướng dẫn mới trong thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Căn cứ vào đó, đến tuần vừa rồi, nhiều trường đại học ở TPHCM mới chốt đề án tuyển sinh năm 2020 sau nhiều lần điều chỉnh. Về cơ bản, các trường vẫn chủ yếu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT sắp tới, đồng thời thêm một số cách thức tuyển sinh để rộng đường cho thí sinh và giảm đến mức thấp nhất những xáo trộn không đáng có. Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập vấn đề này:
Sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 4/5 vừa qua, gần như tất cả học sinh các cấp trong cả nước đã đi học trở lại. Ngoài việc học tập, một vấn đề cũng được các phụ huynh quan tâm nhất lúc này là sức khỏe và sự an toàn của các con khi đến trường. Nhất là thời gian đi học này lại trùng với những ngày mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao, nóng bức ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như việc học tập và sinh hoạt của các em. Các phụ huynh cần có cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em như thế nào trong thời gian này? PGS.TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ tư vấn về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)