Hôm nay, 22/09, tại Hà Nội, diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tham dự buổi lễ có ông Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ Ban Thời sự VOV1 và Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Theo Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đăng tải để lấy ý kiến góp ý, mức kỷ luật cao nhất là học sinh bị tạm dừng học tập tối đa 2 tuần, bỏ hoàn toàn hình thức “buộc thôi học” như quy định trước đây. Nhiều hình thức xử lý khác đối với học sinh vi phạm cũng được thay đổi, hướng đến kỷ luật tích cực đối với học sinh. Tuy vậy vẫn có ý kiến băn khoăn là sẽ khó giáo dục được học sinh nếu bỏ hình thức “buộc thôi học”. Ghi nhận của PV Minh Hường:
- Chat với người nổi tiếng: Gặp gỡ violin Anh Tú.- Trước thời điểm các biện pháp hạn chế của Mỹ đối với TikTok và WeChat có hiệu lực, người dùng tại Mỹ đã có những động thái như thế nào?- Phân loại rác thải tại nguồn: Gây quỹ giúp học sinh nghèo tại thành phố Đà Nẵng.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì buổi làm việc của Bộ Chính trị với Đảng bộ Hà Nội chuẩn bị cho Đại hội thành phố lần thứ 17..- Hôm nay thí sinh trên cả nước xét tuyển đại học theo hình thức dựa vào điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020, bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đã đăng ký trước đó.- Hà Tĩnh khởi tố giám đốc nâng khống thiết bị bán cho bệnh viện từ 2 tỷ lên 12 tỷ đồng.- Cần có cách tiếp cận “không bình thường” trong bối cảnh “không bình thường” để doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ.- Phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại thượng viện nhận định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là tuyến đầu trong cạnh tranh chiến lược của Mỹ với Trung Quốc.- Căng thẳng tại Belarus khiến quân đội các nước đặt trong tình trạng báo động cao.
- Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh: Hướng đến giáo dục nhân văn.- Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người nâng tầm gốm Việt.- Phát minh chiếc nôi thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.- Câu chuyện về những chiếc khẩu trang làm từ sợi gai dầu giúp bảo vệ môi trường.
Có một thực tế là: nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt phụ huynh khu vực nông thôn, vẫn mang nặng suy nghĩ: cho con cái đi học nghề ra trường công việc sẽ không ổn định, khó khăn vất vả, lương thấp và chẳng có cơ hội thăng tiến so với các bạn học Đại học hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, với số lượng hàng nghìn ngôi trường đào tạo nghề, với rất nhiều mã ngành mới được mở, sự lựa chọn của các học viên, các bậc phụ huynh quả thực không hề dễ dàng.
Theo dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Với những điểm mới này, dự thảo được đánh giá là “cuộc cách mạng” lớn, hướng tới môi trường học đường giàu tính nhân văn. Thế nhưng, trước bối cảnh bạo lực học đường vẫn tồn tại một cách nhức nhối đối với xã hội, việc thay đổi hình thức kỷ luật học sinh theo hướng giảm nhẹ hơn, liệu có làm học sinh “nhờn”? Khách mời là thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
- Không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường.- Tiềm năng của việc học nghề công nghệ cao - hướng mở cho tương lai.- Những ngụm nước vối thanh mát, ấm tình người.
Ngày 19/9 tới, các thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ thực hiện thay đổi nguyện vọng phù hợp với điểm thi đã đạt được. Thế nhưng cũng đã có nhiều thí sinh xác nhận nhập học tại các trường đại học bằng những phương thức xét tuyển không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT và bắt đầu tới giảng đường học những giờ học đầu tiên . Nhiều trường cho biết, việc thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức thành công mà không phụ thuộc hoàn toàn vào điểm thi trung học phổ thông như những năm trước đây chính là quá trình tập dượt để các trường thực hiện tự chủ tuyển sinh. Ghi nhận của phóng viên Minh Hường.
Phần lớn các trường đại học tại Pháp đã hoạt động trở lại từ đầu tháng 9, sau hơn nửa năm phải đóng cửa vì dịch Covid-19 hoành hành. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh viên trở lại trường học, số ca nhiễm vi rút tăng lên nhanh chóng, khiến nhiều cơ sở phải đóng cửa. Phóng viên Huỳnh Điệp - Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)