“Bao giờ cuộc sống trở lại bình thường?” có lẽ là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất sau khi hàng loạt chính phủ trên thế giới triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Đến nay, chưa có quốc gia nào công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp này, nhưng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng một vài biện pháp giảm áp lực cho nền kinh tế. Thực tế này cũng đang đặt ra bài toán khó trong việc đảm bảo cân bằng vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới.
- Điều chỉnh thời gian và hình thức tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.- Vai trò của đảng viên và cấp ủy ở Can Lộc, Hà Tĩnh trong phòng chống dịch Covid-19.- Đồn biên phòng Bắc Sơn, bộ đội biên phòng Quảng Ninh làm theo lời Bác.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song công tác an sinh xã hội luôn được Chính phủ quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi đất nước đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và đang làm thay đổi thế giới theo cách chưa từng có, trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội. Ở Việt Nam, nhiều người cũng đang cảm nhận rất rõ nét những thay đổi từ Covid-19, từ học tập, làm việc đến các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày – những thay đổi dựa trên nguyên tắc “vàng” trong mùa dịch, đó là giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường kết nối gián tiếp. Chính những khó khăn mà toàn xã hội đang phải đối mặt trong mùa dịch Covid-19 lại đang hé mở cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Trong thời kỳ mới, trận địa tư tưởng văn hóa báo chí vẫn nóng bỏng.- Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám bệnh từ xa.- “Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên.- Sân khấu nghệ thuật truyền thống trong nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.
- Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.- Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế.- Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số?- Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến- Giải pháp tốt góp phần tiêu thụ nông sản trong thời điểm giãn cách xã hội hiện nay.
- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.- Hà Nội và TPHCM kiến nghị dừng cách ly xã hội từ ngày 23/4 và áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội.- Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay 21/4, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên khi trở lại lớp học.- Chính phủ quyết định tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo xuất khẩu trong tháng 5 tới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có gạo tồn đọng tại cảng.- Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại dịch đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử.- Bế tắc chính trị tại Israel 1 năm qua đã kết thúc khi Thủ tướng Netanyahu và đối thủ Gantz đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh.
- Việt Nam không có thêm ca mắc mới trong 4 ngày qua.- Hiện nay, nước ta cơ bản đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm khẳng định COVID-19.- Hiện trên thế giới đang có hơn 160.000 người tử vong.
Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế vừa tiến hành thí điểm khám bệnh từ xa trên nền tảng công nghệ. Có thể khẳng định, đây là một bước tiến về công nghệ trong lĩnh vực y khoa. Vậy tính hiệu quả của nó đến đâu và người bệnh sẽ được hưởng lợi như thế nào từ việc chẩn bệnh từ xa? Để giúp quý vị rõ hơn về điều này, chúng tôi sẽ có cuộc trao đổi trực tiếp qua điện thoại với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Những ngày này, hàng nghìn người vẫn đang làm việc trên công trường, đảm bảo tiến độ cho hàng trăm công trình xây dựng tại Thủ đô Hà Nội. Để vừa đạt hiệu quả công việc, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, các đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp, phù hợp với điều kiện thực tế trên công trường. Ghi nhận của phóng viên Thành Trung:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live