Trong những ngày qua, khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, người lao động, người hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật trên địa bàn thành phố không ai không biết tới câu "Nếu khó khăn hãy lấy 1 gói, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác". Đó là thông điệp của chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội đã và đang được triển khai khiến nhiều người gặp khó khăn ấm lòng. Chương trình này do anh Nguyễn Phan Huy Khôi- một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội cùng một số cơ quan, đơn vị, bạn bè, nhà hảo tâm đồng hành cùng thực hiện. Cùng phóng viên Đài TNVN trò chuyện với anh Nguyễn Phan Huy Khôi về chương trình này.
- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.
- “Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên.- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.- Sân khấu nghệ thuật truyền thống trong nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.- Chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội.
- Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và dấu chứng nhận lưu hành tự do cho bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này sang Anh và khu vực châu Âu.- Các địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.- Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bày tỏ băn khoăn, lo lắng nếu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu "Quyền tiếp cận công bằng" với vaccine phòng chống Covid-19.- Sri Lanka tưởng niệm 1 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu làm hơn 250 người thiệt mạng.
- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tăng giá trái pháp luật, phá thị trường. Về giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu 3 bộ Công Thương, Nông nghiệp và Công an vào cuộc, phải đưa giá xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng tới.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ mức chi tối thiểu 2% ngân sách cho sự nghiệp môi trường.- Tiếp tục có thêm những ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, trong khi đó, đã 5 ngày rưỡi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.- Phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận Quốc tế cho rằng hành vi của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, việc nhiều quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh Covid-19.- Chương trình Lương thực thế giới cảnh báo sẽ có 265 triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng đói nghèo do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.- Giá dầu thế giới đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, trong phiên mở cửa sáng nay.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
Hôm nay (21/4), tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và các thành viên Ủy ban Đối ngoại dự cuộc họp trực tuyến do Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức liên quan đến chủ đề hợp tác quốc tế chống đại dịch Covid-19. Cuộc họp có sự tham gia của các quốc gia: Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia. Tin của phóng viên Kim Thanh.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường với những tin tức cập nhật cả ở trong nước và quốc tế. Những điểm bùng phát dịch mới, những người đã chiến đấu suốt vài tháng qua, những con số làm chúng ta thấy kiệt sức và lo sợ. Ở những điểm nóng về dịch bệnh, chúng ta vẫn đang trong những ngày cách ly xã hội. Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, xuất bản phải hủy, hoãn, hoặc đóng cửa. Phố sách Hà Nội đóng cửa, hàng loạt hội sách Mùa Xuân do các đơn vị phát hành, nhà xuất bản, các nhà sách tổ chức cũng phải hủy, hoãn… Tuy nhiên, một điểm sáng của ngành in và xuất bản thời gian này là số lượng sách bán qua hình thức online và sách điện tử đã tăng mạnh. Nhìn ở góc độ tích cực sẽ thấy việc trường học, công sở, nhà hàng, quán ăn... đóng cửa và công dân thực hiện việc hạn chế đi lại, tiếp xúc để phòng tránh dịch Covid-19 lại chính là “cơ hội vàng” cho văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, đoàn thể. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta sống “chậm” bằng nhiều cách, trong đó có việc tĩnh tâm, tập trung đọc sách vừa để thu nạp thêm kiến thức, đồng thời cũng là cách mà nhiều người lựa chọn để nạp thêm năng lượng tích cực, bình tĩnh đi qua những tháng ngày gian khó... Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, trao đổi với dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu và hỗ trợ phát triển phong trào văn hóa đọc tại Việt Nam.
Hôm nay (21/4) là ngày mở đầu lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm Bà Ni ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nên đồng bào Chăm Bà Ni nơi đây tạm dừng các nghi lễ tôn giáo, chỉ tổ chức vui đón Ramưwan tại gia đình. Đoàn Sĩ – Phóng viên thường trú tại Tp.HCM đưa tin.
Cùng với việc tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19, ở nhiều cơ quan công sở của tỉnh Kon Tum đã có những cách làm sáng tạo để nâng cao hiệu quả phòng dịch. Tại huyện Đăk Hà, sáng kiến “Nhân viên tự động nhắc nhở mọi người phòng dịch Covid-19” của anh Trương Văn Thành, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện với nhiều ưu điểm đã và đang được chính quyền địa phương nhân rộng phục vụ công tác phòng dịch. Phản ánh của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live