Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế thực hiện “mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”. Công điện nêu rõ, hiện nay, một số địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19; đồng thời nhiều địa phương khác cũng áp dụng các biện pháp kiểm soát người về từ vùng dịch. Tuy nhiên, một số nơi áp dụng những biện pháp cứng nhắc, thậm chí cực đoan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Việc “ngăn sông, cấm chợ” khiến các doanh nghiệp gặp khó ra sao, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay đã và đang lây lan mạnh tại các khu công nghiệp? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, (gọi tắt là Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về nội dung này.
Phòng chống dịch Covid-19: Không “ngăn sông, cấm chợ” làm đứt gẫy chuỗi sản xuất.- Người Ê đê ở Đắk Lắk: giữ gìn bến nước là giữ mạch sống buôn làng.- Sinh viên ngành y ở Hà Nội: những người tình nguyện lên đường vào tâm dịch.
Trong sáng nay (7/6), 5 buồng lấy mẫu xét nghiệm di động đầu tiên được nhóm Thiện nguyện TML gồm các kỹ sư, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp trao tặng các y bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm (CDC) Hà Nội. Buồng lấy mẫu sẽ giải quyết bài toán: Chống nắng nóng, sốc nhiệt, bỏng nhiệt và chống lây nhiễm chéo từ người bệnh sang những thầy thuốc tuyến đầu chống dịch.
- Nhiều doanh nghiệp xây dựng lao đao trước cơn “ bão giá” vật liệu đầu vào - Doanh nghiệp cần hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn - Doanh nhân Nguyễn Đắc Việt Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sàn thương mại điện tử Sen đỏ: Tiêu thụ hàng hóa thời dịch bệnh và hỗ trợ nhà nông kinh doanh online.
Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng: Đâu là điểm yếu cần tháo gỡ?- Những sinh viên ngành y nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19.- Bầu cử tổng thống Iran bước vào giai đoạn nước rút.
Tình trạng tăng vọt ca nhiễm do các biến thể mới tại nhiều quốc gia Đông Nam Á đã buộc các nước trong khu vực tái áp dụng các biện pháp hạn chế để chống dịch, đóng cửa nhà máy và tăng tốc chương trình tiêm chủng. Một số quốc gia đang phải thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19 đồng thời tiến tới trạng thái “bình thường mới” theo nhiều cách khác nhau . Những thay đổi đó là gì và những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ các mô hình đó ra sao là nội dung của chương trình 10p Sự kiện luận bàn với góc nhìn từ các phóng viên Hương Trà – Thường trú Đài TNVN tại Indonesia và phóng viên Quang Trung thường trú tại Thái Lan.
Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã nghiên cứu sản xuất thành công một số chế phẩm y học cổ truyền trong phòng và điều trị các triệu chứng do Virus nói chung và Covid-19 nói riêng. Hơn 4 nghìn liều thuốc cổ truyền từ dược liệu do Bệnh viện sản xuất đã được cung cấp miễn phí đến các bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang, nhằm kịp thời hỗ trợ đối với các bệnh nhân Covid-19 trong phòng ngừa và nâng cao sức khỏe.
Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã nghiên cứu sản xuất thành công một số chế phẩm y học cổ truyền trong phòng - điều trị các triệu chứng do Virus nói chung và Covid-19 nói riêng. Hơn 4 nghìn liều thuốc cổ truyền từ dược liệu do Bệnh viện sản xuất đã được cung cấp miễn phí đến các bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang, nhằm kịp thời hỗ trợ đối với các bệnh nhân Covid-19 trong phòng ngừa và nâng cao sức khỏe.
Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 đã chính thức ra mắt, nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội cho chiến lược vac-xin.- Trong bài phát biểu như “lời hiệu triệu”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp cho Quỹ vaccine - Quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của trái tim kết nối trái tim.- Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá cao sáng kiến thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam.- Một số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại Hà Nội và Đắc Lắc tổ chức bầu cử lại.- 6 sàn thương mại điện tử lớn khởi động chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”.- Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đạt thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu.- Các bộ trưởng thương mại thuộc 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC nhất trí mục tiêu đạt được sự phục hồi kinh tế bằng việc tăng tốc phân phối vắc xin phòng Covid-19.
# Hoạt động kết nối mua bán, trao đổi, cung cấp tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp bách. Từ thực tế hiện nay đòi hỏi hoạt động lưu thông hàng hóa phải vừa đảm bảo nhanh và hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong các hoạt động kết nối hàng hóa trong nước của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ rất quan trọng và đóng góp của người dân vào dòng chảy hàng hóa trong nước. Điều này cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh mới”. Đây là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật của Đài TNVN hôm nay, với chủ đề: “Kết nối tiêu thụ hàng Việt trong bối cảnh dịch bệnh”. Khách mời của chương trình là bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)