Tính đến tối ngày 28/3, Cộng hòa Séc ghi nhận có 2657 người nhiễm virus SARS-CoV-2, thêm 2 ca tử vong, đưa tổng số người bị chết lên 11 trường hợp, 11 bệnh nhân được chữa khỏi và 36.374 trường hợp đã được xét nghiệm. Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch cho biết, số lượng người nhiễm virus này sẽ tiếp tục tăng nhanh và nhấn mạnh Séc bước vào giai đoạn mới của dịch Covid-19. Hải Đăng, phóng viên Đài TNVN thường trú tại cộng hòa Séc phản ánh.
Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố gói hỗ trợ trị giá 1,1 tỷ đôla Australia cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế và những đối tượng dễ bị tổn thương, giúp các nhóm này đối mặt với những khó khăn trong bối cảnh hiện tại. Gói hỗ trợ này được đưa ra trong bối cảnh số ca Covid-19 tại Australia đã lên đến hơn 3.600 trường hợp trong đó 16 người đã thiệt mạng. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia thông tin:
Ba Lan đã triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận tình hình dịch bệnh và các giải pháp đưa các công nhân nước này đang làm việc ở Đức về nước. Phóng viên Đài TNVN tại Đông Âu phản ánh.
Hôm nay 28/03, là ngày đầu tiên thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp quyết liệt hơn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19, theo đó tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ đến hết 15/4, và thực hiện nghiêm việc hạn chế ra khỏi nhà, đeo khẩu trang nơi công cộng. Ghi nhận của phóng viên Nguyên Nhung.
Trong những ngày học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. Phương pháp học này giúp cả giáo viên và học sinh ở nhà, nhưng vẫn có thể trao đổi thông tin và tiếp thu kiến thức như phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên, đây là phương pháp dạy và học mới. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để việc học trực tuyến đạt kết quả cao nhất? Về vấn đề này, phóng viên Thành Trung đã có cuộc trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, người có nhiều sáng kiến, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy và học trực tuyến.
Khi đại dịch Covid-19 càn quét qua hầu khắp các châu lục thì làng nhạc quốc tế cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Rất nhiều show diễn buộc phải dừng tổ chức, thị trường biểu diễn cũng trở nên vô cùng ảm đạm. Nhưng điều đó không đồng nghĩa toàn bộ ngành âm nhạc thế giới bị đình trệ hoàn toàn. Nhiều ca sĩ, ban nhạc từ châu Á đến Mỹ đã có những cách khác nhau để mang tiếng hát đến với khán giả. Nhiều người trong số họ đã sáng tác mới hoặc ghi âm lại những ca khúc mang thông điệp tích cực, giúp mọi người cùng vượt qua đại dịch Covid. Cùng nghe những thông điệp ý nghĩa qua các ca khúc được chú ý ở thời điểm này.
Cùng với cuộc chiến ngăn chặn dịch Covid-19, tiếp sức hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch cũng là nhiệm vụ được Chính phủ và bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong thời điểm này. Trong diễn biến mới nhất, từ ngày 17/3, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm 1 loạt lãi suất điều hành từ 0,25% cho đến 1% để chia lửa với doanh nghiệp. Trước đó là quyết định cho phép doanh nghiệp giãn, chậm nộp thuế cũng như được Chính phủ thực hiện. Theo các chuyên gia kinh tế và nhà quản lý, nếu như bây giờ đang là thời điểm vàng để ngăn ngừa dịch Covid-19 giai đoạn 2, thì cũng là thời điểm vàng để trợ sức doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cùng bàn luận nội dung này.
Trước diễn biến phức tạp, nhanh hơn dự đoán của dịch bệnh tại châu Âu, phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sáng 18/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, người Việt Nam ở nước ngoài trường hợp thực sự cần thiết phải về nước, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào. Có thể nói, thông điệp này đã được thực hiện bằng nhiều hành động thiết thực như Chính phủ cho đón những công dân ở nước ngoài có nhu cầu về nước; thực hiện các biện pháp cách li, phòng chống dịch bệnh an toàn nhất trong điều kiện có thể. Trao đổi với Nhà báo Hoàng Lâm, Tổng Thư kí Báo Lao động về nội dung này.
Nhờ sự phát triển của công nghệ 4.0, ngày càng có thêm nhiều ứng dụng tiện lợi, phục vụ cuộc sống. Chỉ cần sở hữu trong tay một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) có kết nối internet là chúng ta có thể được tư vấn về sức khỏe, hướng dẫn đi khám bệnh một cách nhanh chóng. Ra mắt đã hơn 2 năm, ứng dụng Vovbacsi 24 của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam đã giúp ích nhiều người dân được tư vấn về bệnh tật mà không cần đến gặp trực tiếp bác sĩ, góp phần giảm tải cho bệnh viện. Trong mùa dịch Covid-19 này, ứng dụng Vovbacsi 24 còn giúp 2 đường dây nóng của Bộ Y tế bớt quá tải trong việc giải đáp và tư vấn cho người dân những biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Cùng trao đổi với ông Vũ Quang, phụ trách Dự án VOV bacsi24 của Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Đài Tiếng nói Việt Nam để hiểu rõ hơn về ứng dụng thông minh này.
Đầu tháng 3 này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị 11 về các giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhằm thực hiện nhiệm vụ "kép", là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tinh thần của Chính phủ qua chỉ thị 11 và cùng nhiều quyết định trước đó, đã được các Bộ ngành và địa phương nghiêm túc triển khai, và bước đầu đưa ra 1 số giải pháp để thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live