Dịch Covid-19 tác động không nhỏ tới nền kinh tế. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, gồng mình chống dịch. Đến nay, sau ba tháng khoanh vùng dập dịch, điều trị tích cực cho các bệnh nhân và thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống, nhưng đây lại là dịp để chúng ta nhìn rõ hơn những điểm tốt đẹp trong đời sống. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa.
Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, trẻ học online, người lớn cũng làm việc online..., mọi thành viên trong gia đình có nhiều thời gian cho nhau nhiều hơn. Với nhiều gia đình, khoảng thời gian này diễn ra rất căng thẳng và mệt mỏi dẫn đến sự thất vọng về đối phương nhiều hơn... nhưng không ít gia đình, đây lại là khoảng thời gian quý báu, giúp mọi thành viên trong nhà được gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và...yêu thương nhau nhiều hơn..."Ở nhà vẫn vui" là câu nói của nhiều thành viên của nhiều gia đình trong khoảng thời gian này:
(Chưa có văn bản CT)
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất.- Lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19.
- Chung sống an toàn với dịch, cần đảm bảo mục tiêu kép: kiểm soát dịch cùng với khôi phục kinh tế - xã hội.- Vì sao giá thịt lợn vẫn quá đắt đỏ cho dù Chính phủ và các ngành chức năng đã đưa giải pháp để kéo thịt lợn trở về với mức hợp lý?- Chung sống an toàn để phát triển: Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao?- Hội sách trực tuyến quốc gia: Tiếp cận mới để lan tỏa xa hơn tình yêu đọc sách.
- Thảo luận báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm qua, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vẫn còn tình trạng người đứng đầu bộ, ngành, cơ quan, địa phương, tập đoàn chưa quan tâm đúng mức tới công tác phòng chống lãng phí.- Ban chỉ đạo quốc gia thống nhất đề xuất các nhóm nguy cơ COVID-19, từ đó áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả. Hiện Hà Nội là địa phương duy nhất trong diện nguy cơ cao.- Mưa đá kèm theo dông lốc xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung, gây thiệt hại tài sản và cây trồng của người dân.- Cộng đồng quốc tế tiếp tục phản đối và lên án hành vi nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông.- Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ “một thảm họa nhân đạo” toàn cầu vì covid-19 khiến hơn 250 triệu người bị đói.- Nghịch lý: Kêu gọi giảm giá lợn: Vì sao trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?
Với việc 6 ngày qua cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới cho thấy, dịch Covid 19 có dấu hiệu lắng xuống. Trong cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 hôm 20/4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn, cần phải nới lỏng từng bước cấp độ các biện pháp phòng chống dịch, nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không xảy ra tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.- Trên thế giới, nhiều nước dù số ca lây nhiễm vẫn tăng mạnh, nhưng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, bài học từ một số nước sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch thì số ca nhiễm lại tăng mạnh trở lại là căn cứ để chúng ta phải xem xét để có những bước đi thật cẩn trọng, chắc chắn. Vậy, làm sao có thể khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn kiểm soát tốt dịch Covid 19?
Ngược với lệnh giảm, vì sao thịt lợn lại tăng cao ngất ngưởng?- Tiến độ triển khai dịch vụ công trực tuyến ở Kho bạc Nhà nước các địa phương. - Đằng sau phiên giảm giá dầu lịch sử.- Chung sống an toàn với dịch, cần đảm bảo mục tiêu kép: kiểm soát dịch cùng với khôi phục kinh tế - xã hội.- Covid 19: Cơ hội để doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa.
Theo số liệu công bố vào cuối giờ sáng ngày 21/4 theo giờ địa phương, Hungary đã ghi nhận 2.098 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có thêm 14 trường hợp tử vong do Covid-19 nâng tổng số ca tử vong của nước này lên 213 người. Trước tình hình dịch bệnh bắt đầu tăng nhanh, nước này đang chuẩn bị các biện pháp nhằm ngăn chặn sự bùng phát dịch Covid-19.
Trong những ngày qua, khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, người lao động, người hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật trên địa bàn thành phố không ai không biết tới câu "Nếu khó khăn hãy lấy 1 gói, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác". Đó là thông điệp của chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội đã và đang được triển khai khiến nhiều người gặp khó khăn ấm lòng. Chương trình này do anh Nguyễn Phan Huy Khôi- một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội cùng một số cơ quan, đơn vị, bạn bè, nhà hảo tâm đồng hành cùng thực hiện. Cùng phóng viên Đài TNVN trò chuyện với anh Nguyễn Phan Huy Khôi về chương trình này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live