Tại buổi họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 của TPHCM diễn ra tối nay (24/4), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ ra 4 bài học từ công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ đó rút ra 3 phương châm phòng chống dịch trong tình mới. Phản ánh của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM.
- Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị địa phương tranh thủ nguồn lực để phát triển, không để thụt lùi mà phải tiến lên bằng quyết tâm lớn trong bối cảnh khó khăn từ dịch bệnh.- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra theo 2 đợt trực tuyến và tập trung và không tổ chức chất vấn ở Hội trường tại kỳ họp này. Đây là thông tin đáng chú ý được công bố tại phiên làm việc hôm nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.- Sau 8 ngày không có ca bệnh mới, chiều nay Bộ Y tế công bố 2 ca mắc Covid-19. Cả 2 bệnh nhân này là du học sinh tại Nhật Bản và được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam.- Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, cả cuộc chiến với dịch bệnh vẫn đang ở phía trước. Mọi người phải cùng nhau tiếp tục đồng lòng để chiến thắng dịch bệnh.- Mưa đá, giông lốc và sấm sét tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm 5 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.- Tiếp tục loạt bài “Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông”, nhóm phóng viên Đài TNVN sẽ đề cập những biện pháp mà Việt Nam và các quốc gia trong khu vực có lợi ích bị ảnh hưởng phải làm để ngăn chặn âm mưu thâm độc của Trung Quốc ở Biển Đông.- Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sẽ khởi xướng sáng kiến hợp tác nhằm phát triển vắc-xin điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.- Thế giới Hồi giáo bước vào tháng lễ Ramadan đặc biệt nhất trong lịch sử 1.400 năm khi người dân phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
Trong bối cảnh cả nước đang chung tay, đồng lòng ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, người dân, doanh nghiệp nhường cơm, sẻ áo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (Gọi tắt là CDC) đã thông đồng với 1 số cá nhân nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống xét nghiệm Covid-19. Đây là vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm trong ngày vừa qua. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. Lực lượng chức năng đồng thời khởi tố và bắt bị can Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và 6 bị can khác. Cùng đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các lệnh trên. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Câu hỏi đặt ra là, đâu là kẽ hở khiến những đối tượng này dễ dàng trục lợi, có hay không hàng loạt tỉnh thành phố khác có liên quan đến vụ việc này. Làm gì để kiểm soát được tình trạng trục lợi tương tự? Biên tập viên Lê Tuyết trao đổi với khách mời là ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ với chủ đề: "Nâng khống giá trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?".
Hôm nay (24/4), khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo bước vào tháng lễ Ramadan. Đây là tháng lễ Ramadan khác biệt với tất cả những tháng lễ trước mà họ đã từng trải qua do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Người dân phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội trong thời điểm các hoạt động xã hội là điều thiêng liêng nhất.
- Ý thức, trách nhiệm công dân trong phòng chống dịch: Đôi điều cần nói.- Tiếp nhận giải quyết tin báo tội phạm không thấu tình đạt lý - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “người ngay sợ kẻ gian” - nhìn từ thực tế vụ án Đường Dương ở Thái Bình.
Vui mừng, phấn khởi là cảm xúc chung của rất nhiều người khi chỉ thị cách ly toàn xã hội cơ bản được bãi bỏ trên phạm vi cả nước, sau 3 tuần thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid 19. Tuy vậy, cùng với niềm vui, liệu người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Trung Quốc, những tác động mà dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế thế giới nghiêm trọng hơn rất nhiều khủng hoảng tài chính năm 2008 và thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc chính là những tác động đến từ bên ngoài. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin.
- Vì sao Thủ tướng yêu cầu giảm, giá thịt lợn vẫn tăng cao?!- Giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với cây cà phê.- Có nên để hạn ngạch xuất khẩu khi lúa được mùa, gạo đầy kho?!- Sản xuất rau an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án thi Trung học phổ thông quốc gia 2020.- Ở nhà mùa dịch, ở nhà vẫn vui.- Những chiếc khẩu trang lụa mỏng manh nhưng mạnh mẽ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.
Trong đại dịch Covid-19, tinh thần “tương thân tương ái”,“lá lành đùm lá rách” của người Việt lại lên cao. Khắp nơi, đâu đâu cũng có những con người, những tấm lòng hảo tâm, thơm thảo giúp nhau cùng vượt qua khó khăn vì dịch bệnh. Phản ánh của Thúy Mai, phóng viên thường trú tại TPHCM:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live