- Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và thành phố Hà Nội sẽ tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020).- Học sinh có thể học hệ trung cấp, cao đẳng và sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn mà không cần học 3 năm THPT.- Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ và các tội phạm trong đó có bị cáo Nguyễn Văn Hiến nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải Quân, nguyên thứ trưởng Bộ QUốc Phòng.- Thế giới ghi nhận hơn 4 triệu 750 nghìn ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sáng nay, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020)-Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hoà bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ ban ngành Trung ương, đoàn thể, chính trị, Trưởng các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các tướng lĩnh, ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang thủ đô. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn tại buổi lễ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, Dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một Di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một Tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời. Thấm nhuần sâu sắc những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Phải tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; ra sức phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng "như giữ gìn con ngươi của mắt mình" để Đảng ta mãi "là đạo đức, là văn minh" - như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Nhiều hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Tại Huế diễn ra Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với các hoạt động Thanh niên làm theo lời Bác.- Hàng chục nghìn công nhân của tỉnh Bình Dương chưa được triển khai các thủ tục cần thiết để được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. PV Đài TNVN trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này.- Thị trường bảo hiểm xe tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động sau khi lực lượng cảnh sát giao thông ra quân tổng kiểm tra các phương tiện giao thông.- Trung Quốc và Hàn Quốc tham vấn Nhật Bản về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với những người đi lại vì mục đích kinh doanh nhằm hỗ trợ khôi phục hoạt động thương mại. Trong khi đó, Thái Lan vừa gia hạn lệnh cấm các chuyến bay quốc tế thêm một tháng, đến ngày 30/6 tới.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối diện nhiều sóng gió trên mọi lĩnh vực song vẫn bị ràng buộc bởi những lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai quốc gia.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Cán bộ công đoàn học và làm theo phong cách Hồ Chí Minh”.- Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ phấn đấu cho việc chung. Người nâng niu tất cả, chỉ quên mình. GS-TS Hoàng Chí Bảo kể lại những câu chuyện xúc động về Người.- Hưởng ứng chương trình “Kích cầu du lịch nội địa toàn quốc năm 2020”, nhiều địa phương trong cả nước “khởi động lại” các sản phẩm du lịch đặc sắc đi đôi với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách trước dịch bệnh Covid-19.- Khoảng 60% số người không biết mình bị tấn công bởi bệnh huyết áp. Ngày thế giới phòng chống bệnh tăng huyết áp cảnh báo điều này với xu hướng người mắc bệnh trẻ hóa.- Thủ tướng Irắc thông báo phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn cuối cùng chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).- Nhiều nước nới lỏng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội bất chấp nỗi lo về nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 thứ 2 vẫn đang trực chờ.
Giờ đây, làm việc bằng máy tính, hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chiếc máy tính còn vô cùng xa lạ với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam, với rất nhiều tâm huyết. Trong chương trình Chân dung cuộc sống BTV Mai Hồng mời quý vị và các bạn đến thăm Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở VN và trò chuyện với chủ nhân của bảo tàng. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, người từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Khoa học Công nghệ Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban mạng thuộc Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin.
Từ thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Sự tốt hoặc kém của cán bộ thể hiện ở đức và tài, trong đó đức là “gốc”. Người dạy rằng, “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong suốt chặng đường 90 năm lãnh đạo đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ luôn được Đảng ta thực hành nghiêm túc và hiệu quả. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khóa 12 này, và giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ 13 của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố lòng tin của nhân dân theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa sâu sắc và được thực hiện mạnh mẽ. Bàn luận về nội dung này, Khách mời là ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 và ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng.
- Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh - ngoại giao vì con người.- Đăng Thuật và Lê Thanh Phong – hai nghệ sĩ ở hai thế hệ nhưng đều chung một cảm xúc đong đầy khi hát những bài ca về Bác.- Nét văn hóa độc đáo của một bộ lạc ở châu Phi, khi đàn ông phải tham gia các cuộc thi sắc đẹp mới có thể lấy được vợ.- Trải nghiệm tour du lịch thực tế ảo thú vị tại đất nước Nam Phi.- Bác Hồ trong lòng người dân Việt Bắc.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nơi đây có một người thương binh gần 50 năm qua đã lặng lẽ bảo vệ, gìn giữ bằng cả tấm lòng tôn kính. Ông tên là Nguyễn Văn Khoa, mà người dân trong vùng thường gọi với cái tên trìu mến bác Bảy Khoa. Tấn Phong- Phóng viên Đài TNVN thường trú tại ĐBSCL có bài viết về ông.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc. Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại, trong đó ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia. Phong cách ứng xử tài tình của Người trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như phong trao đấu tranh cho nền hòa bình chung của nhân loại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại". "Nghệ thuật ngoại giao HCM – Ngoại giao vì con người" là câu chuyện bàn luận với vị khách mời là ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên Giáo Trung ương.
- Thị trường suy thoái, các doanh nghiệp bất động sản đang điều chỉnh chiến lược hướng đến phân khúc nhà ở có nhu cầu ở thực.- Tuyến Metro số 1 thành phố Hồ Chí Minh tăng tốc sau dịch Covid-19.- Xúc tiến thương mại, xuất khẩu trực tuyến - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)