Ông Nguyễn Tấn Khương- Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu xác nhận: Liên quan đến vụ người bán hàng rong tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế tỉnh vừa nhận được công văn số 649KCB-QLCL&CĐT của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế về việc xử lý, khắc phục nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu. Tấn Phong - Phóng viên Đài TNVN tại ĐBSCL đưa tin:
- Cần thiết phải ban hành Luật Biên phòng Việt Nam, nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.- Không đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, vì hộ kinh doanh không phải doanh nghiệp. Đây là ý kiến của đại đa số đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).- Tỉnh Bạc Liêu xem xét cách ly cục bộ một khu dân cư tại thành phố Bạc Liêu và cho học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng nghỉ học đến hết ngày 24/5, sau khi phát hiện một người bán hàng rong tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 đang điều trị tại khu cách ly Khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.- Tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ gian lận điểm tại Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình. Với vai trò là chủ mưu, bị cáo Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình bị tuyên 8 năm tù giam.- Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018, nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng được Tòa triệu tập đã vắng mặt.- Ủng hộ việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, song người dân mong muốn được các công ty bảo hiểm tư vấn thông tin đầy đủ và đảm bảo quyền lợi chính đáng, chứ không phải mua bảo hiểm chỉ để đối phó với cảnh sát giao thông.- Trung Quốc khai mạc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân lần thứ ba Khóa 13.
Năm 2019, không có bộ, cơ quan ngang bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 80%; Chỉ số hài lòng về thủ tục hành chính nói chung của người dân, tổ chức là 86,54%; chỉ số hài lòng về công chức nói chung là 85,62%... Tuy nhiên, cũng theo báo cáo Chỉ số hài lòng về phục vụ hành chính năm 2019, ngoài tỉnh Quảng Ninh, 62 tỉnh, thành phố còn lại có công chức gây phiền hà sách nhiễu; 46 tỉnh có công chức gợi ý người dân, tổ chức nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí... 3 nội dung người dân, tổ chức mong đợi cơ quan hành chính Nhà nước cải thiện nhiều nhất là: mở rộng các hình thức thông tin tiếp cận dịch vụ công; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ công. Vậy để nâng chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân, các bộ, ngành địa phương cần phải làm gì?
- Kỉ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Thủ tướng phê duyệt đầu tư Dự án nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.- Công bố chỉ số Cải cách hành chính: Ngân hàng Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu. Ở chiều ngược lại, Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Bến Tre đứng cuối bảng xếp hạng.- Cuộc khẩu chiến giữa Mỹ - Tổ chức Y tế Thế giới - Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ cảnh báo: cắt vĩnh viễn ngân sách cho WHO và rút khỏi tổ chức này, trong khi đó Trung Quốc mong muốn WHO mở một cuộc điều tra trung lập, khách quan về dịch Covid-19.
Mùa hè thời tiết oi bức, trong điều kiện chăn nuôi gia súc mà cụ thể là chăn nuôi lợn mật độ cao dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế thì năm 2020 có thể là một năm nắng nóng kỷ lục. Vì vậy để chăn nuôi đạt năng suất tối ưu, cần áp dụng những biện pháp chăm sóc phù hợp trong mùa nắng nóng. Khách mời là Tiến sĩ Trịnh Quang Tuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi Quốc gia tư vấn về vấn đề này.
Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ở Người, có sự hội tụ, kết hợp và phát huy đến mức cao nhất, hoàn mỹ nhất tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, phương Đông và phương Tây, cổ và kim, trí dũng và nhân văn, vĩ đại và giản dị, khiêm nhường. Người là nguồn cảm hứng bất tận cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người cũng là nguồn cảm hứng chưa bao giờ ngưng nghỉ của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các nghệ sỹ ở nhiều loại hình báo chí và nghệ thuật khác nhau. Đây cũng là những cảm xúc và suy nghĩ của PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, trong bài viết nhan đề: HỒ CHÍ MINH - NGUỒN CẢM HỨNG BẤT TẬN VỀ CÁCH MẠNG VÀ VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI.
Sáng nay, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020)-Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hoà bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ ban ngành Trung ương, đoàn thể, chính trị, Trưởng các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các tướng lĩnh, ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang thủ đô. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn tại buổi lễ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, Dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một Di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một Tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời. Thấm nhuần sâu sắc những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Phải tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; ra sức phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng "như giữ gìn con ngươi của mắt mình" để Đảng ta mãi "là đạo đức, là văn minh" - như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Tận dụng cơ hội đón đầu làn sóng FDI hậu Covid-19.- Nhân sự Đại hội 13 của Đảng – Lắng nghe để lựa chọn?- Đẩy mạnh tinh thần hợp tác khu vực sau đại dịch Covid-19.- Nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang “nóng lên”.- Những câu chuyện xúc động về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người.- Các nước áp dụng nhiều ý tưởng giãn cách xã hội sáng tạo chống tái bùng phát Covid-19.
Một ngày sau khi Pháp bắt đầu thực hiện nới lỏng lệnh phong tỏa, hàng ngàn trường mầm non, tiểu học ở Pháp đã mở cửa đón các em học sinh đi học trở lại. Ghi nhận tại các trường học cho thấy, giáo viên và học sinh đều tuân thủ nghiêm túc các quy tắc về phòng chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu trong lớp học, hạn chế tiếp xúc. Đây là bước đi rất thận trọng của Pháp trước khi tiếp tục mở cửa các trường học cấp 2 vào ngày 25/5 tới.
Cả nước bước vào giai đoạn “bình thường mới”, khôi phục các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng đã tái khởi động sau thời gian tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19. Tại TPHCM, từ ngày 9/5, các quán bar, các dịch vụ như rạp chiếu phim, spa, massage, trung tâm tiệc cưới... đã được mở cửa trở lại. Còn Hà Nội sẽ cho phép các phố đi bộ hoạt động trở lại vào ngày 15/5. Thế nhưng chúng ta không thể phớt lờ bài học nhãn tiền của Hàn Quốc. Sau khi nước này nới lỏng giãn cách, cho phép mở cửa trở lại các dịch vụ không thiết yếu, thì đã xuất hiện làn sóng Covid thứ hai. Các ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng lên do ổ dịch mới bùng phát tại các quán bar ở Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Vậy Việt Nam chúng ta cần phải cảnh giác những gì khi nới lỏng giãn cách và cho phép các quán bar, rạp chiếu phim, hay những nơi tập trung đông người hoạt động trở lại? Đây là chủ đề bàn luận với khách mời là Chuyên gia Xã hội học, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)