- Hôm nay, Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị mới trong phòng chống dịch.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ kiểm tra thông quan hàng hóa nông sản ở một số cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.- Cả nước có gần 8 triệu người khuyết tật và đa phần trong số họ đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19, cần sự sẻ chia, giúp đỡ.- Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ cho dù quốc này đang ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức kỉ lục. Trong khi đó, Trung Quốc quyết định thông qua các chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để phục hồi nền kinh tế.- Bình luận: “Tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2020 cần thận trọng và công bằng”.
- Lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, tròn 36 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Truyền thông quốc tế đề cao tính minh bạch, quyết tâm chống dịch và hành động tương trợ của Việt Nam.- Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo và việc cho phép xuất khẩu gạo nếp.- Chính quyền thành phố Hà Nội quyết định bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10, chỉ thi Toán, Văn, Ngoại ngữ.- ASEAN cam kết đảm bảo an ninh lương thực trong đại dịch COVID-19.- Để ngăn ngừa và kiểm soát dịch covid-19, chính phủ Nhật Bản khởi động chương trình phát khẩu trang vải tới các hộ gia đình
- Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch Covid-19 họp trực tuyến lấy ý kiến cho Dự thảo chỉ thị mới triểm khai các giải pháp phòng chống dịch.- 21 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.- Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trả lời phỏng vấn khẳng định: việc xác định, thực hiện hỗ trợ nhóm lao động tự do từ nguồn 62.000 tỷ đồng, khó mấy cũng phải làm.- Công an triệu tập và làm việc với 1 số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội để làm rõ nghi vấn khuất tất trong mua sắm máy xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch Covid-19.- Tổng cục Dự trữ Nhà nước bắt đầu phát hồ sơ trên hệ thống để tổ chức đấu thầu lại hơn 180.000 tấn gạo đưa vào dự trữ quốc gia.- Nhật Bản và Philippines đang xem xét việc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc Avigan điều trị Covid-19 ngay trong tháng này.- Đại dịch COVID-19 gây nhiều xáo trộn cho phi hành đoàn tàu Soyuz trở về Trái Đất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra 2 kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15-6, vẫn đủ thời gian chuẩn bị để học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi theo kế hoạch đã điều chỉnh (từ 8 đến 11-8). Trong điều kiện, học sinh đi học lại sau ngày 15-6, Bộ sẽ trình Chính phủ, Quốc hội cân nhắc phương án thi phù hợp hơn, bao gồm cả việc không tổ chức kỳ thi này và địa phương thực hiện xét tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến mong muốn giữ kỳ thi này để giảm xáo trộn cho học sinh khi tuyển sinh đại học. Ghi nhận của PV Minh Hường.
- Dạy học trực tuyến ở bậc tiểu học: Hay nhưng khó thực hiện.- Giáo viên mầm non tư thục ở Quảng Ninh xoay xở làm thêm khi học sinh nghỉ học.- Cô giáo ở Singopore hai lần chiến thắng đại dịch.
- Hướng dẫn giảm giá điện của Bộ Công thương: liệu có đến được với Doanh nghiệp và người dân khó khăn thực sự ?- Nhiều nước nới lỏng phong tỏa: Liệu có rủi ro?.- Đoàn kết – sức mạnh chiến thắng đại dịch Covid-19.- Mong muốn giữ kỳ thi THPT quốc gia để giảm xáo trộn khi tuyển sinh đại học.- "Hà Nội nghĩa tình" - Chương trình lan tỏa lối sống đẹp của thanh niên Hà Nội.
"Nếu dịch bệnh được kiểm soát, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ chức, nhưng cần xem xét giảm độ khó của đề thi và giảm số môn thi cho phù hợp" - đó là đa số ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp trực tuyến diễn ra ngày 16/4 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo và 19 Sở giáo dục và đào tạo nhằm đánh giá và tìm ra các giải pháp để dạy và học hiệu quả trước tác động của dịch bệnh COVID-19.
Trong lúc cả nước đang nỗ lực chung tay phòng chống dịch Covid-19, việc thi hay không thi THPT quốc gia 2020 trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt những ngày qua. Hiện học sinh và các bậc phụ huynh đều sốt ruột mong chờ Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra những phương án khác nhau cho kỳ thi THPT Quốc gia 2020, thậm chí có cả phương xấu nhất là không tổ chức kỳ thi này. Tuy nhiên, bỏ hay giữ kỳ thi THPT quốc gia không phải muốn là làm được ngay vì đây là chuyện hệ trọng, liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó phải tính đến việc đảm bảo đúng luật và nguồn lực quốc gia.
- Phương án cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2020.- Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.- Động thái Mỹ cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới - tác động tới vị thế của Mỹ ra sao?- Vừa phòng chống dịch vừa phải đảm bảo cuộc sống cho người dân.- Áp dụng bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm Covid-19: Cần thiết.
“Kitchen” - căn bếp, là nơi giữ lửa trong gia đình, là nơi mà gia đình quây quần bên nhau để có những bữa cơm vui vẻ, gắn kết tình thân. Đó chính là không gian mà con người ta cảm thấy hạnh phúc và ấm áp. Để gắn kết yêu thương từ căn bếp, với tâm nguyện mang đến cho xã hội nguồn thực phẩm an toàn, chị Phạm Thị Nhung đã bỏ công việc tại một công ty Xuất nhập khẩu với mức lương cao để về mở doanh nghiệp chế biến thực phẩm sạch mang tên “9 mắm”. Cùng trò chuyện với chị Phạm Thị Nhung để tìm hiểu hành trình khởi nghiệp và cách chị xây dựng niềm tin cho khách hàng trong khi thực phẩm không an toàn đã trở thành một nỗi lo lớn đối với người tiêu dùng
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)