- Vì sao những clip nhảm nhí, phản cảm, xấu độc - câu view, kiếm lời lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ?- Thung lũng Bắc Sơn- bức bích họa về cảnh sắc thiên nhiên.- Câu chuyện của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu - người mẹ thứ hai của những em có hoàn cảnh khó khăn.
-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới. Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.
Khi chọn ngành học, chọn trường học, hầu như ai trong chúng ta cũng cố gắng chọn môi trường đào tạo tiên tiến, chọn nghề nhẹ nhàng, với hy vọng tương lai có thu nhập tốt, hỗ trợ đời sống vật chất về sau. Thế nhưng, thực tế, nghề nào cũng vậy, nếu chọn không phù hợp với khả năng và không yêu thích, đam mê, thành công chắc chắn rất xa vời. Ngược lại, chọn nghề phù hợp với khả năng và yêu thích, đam mê công việc mình đã chọn, thành công đến từng ngày. Câu chuyện của Phan Văn Quốc – Cựu sinh viên K10 nghề tiện CNC, Khoa Cơ Khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Thí sinh xuất sắc nhất Kỳ thi Tay nghề thế giới 2019 là ví dụ.
- Bộ phim điện ảnh “Ròm” của đạo diễn Trần Thanh Huy - liên tục lập những kỷ lục về doanh thu phòng vé Việt.- Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, một trong những điểm nhấn của tuyến du lịch Tây Bắc.- Bạn trẻ Phan Văn Quốc – Sinh viên K10 nghề tiện Xi-en-xi, Khoa Cơ Khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Thí sinh xuất sắc nhất Kỳ thi Tay nghề thế giới 2019.
- Thị trường đăng ký giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết UpCom sẽ có thành viên nghìn tỷ mới.- Khuyến nghị nhà đầu tư về giao dịch hàng hóa trên thị trường thế giới qua nhận định của chuyên gia tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nội dung chính:* Hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh thời “hậu” Brexit: Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.* Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội phát triển thị trường châu Mỹ vì thờ ơ hoặc quá nóng vội.* Nhiều nhà máy điện không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh: Vì sao?
Cohost là một start-up công nghệ thành lập năm 2016 bởi đội ngũ các chuyên gia người Việt tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Airbnb với mục tiêu cung cấp các giải pháp công nghệ vào vận hành quản lý, dịch vụ về du lịch, đồng thời xây dựng một cộng đồng những người làm nghề Cohost (đồng chủ nhà) tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú, hiện khá mới mẻ ở Việt Nam. Sau gần 4 năm hoạt động, những giải pháp công nghệ của Cohost được ứng dụng để quản lý hàng nghìn căn hộ trên toàn cầu. Để hiểu thêm về mô hình kinh doanh lưu trú theo xu hướng kinh tế chia sẻ khá mới mẻ này cùng trò chuyện với Thạc sĩ Phạm Kim Cương - Giám đốc điều hành (CEO) của Cohost, người có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn về dịch vụ lưu trú Airbnb của Mỹ về cách thức xây dựng mô hình hiệu quả này tại Việt nam.
- Ban cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội họp chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa XIV sắp tới.- 161 trường đại học, cao đẳng tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay.- Phố Núi Pleiku Gia Lai: nơi có địa hình dốc và cao nhưng cứ hễ mưa là ngập lụt nghiêm trọng.- Nhật Bản phản đối Trung Quốc ra trang web mới khẳng định chủ quyền tại Hoa Đông.- Giải Nobel Y học năm nay vinh danh 3 nhà khoa phát hiện ra virut viêm gan C.
Các trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020. So với năm 2019, điểm chuẩn trúng tuyển của tất cả các trường đều tăng. Trong nhóm các trường thuộc khối dân sự, điểm trúng tuyển vào ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang giữ vị trí quán quân với mức 30 điểm (tổ hợp C00). PV Minh Hường thông tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)