Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Dòng chảy sự kiện hôm nay bàn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
Dạy học trực tuyến đang là chủ đề chính được đề cập. Theo khung kế hoạch năm học 2021-2022, lẽ ra học sinh đang học những tuần tiếp theo của học kỳ II, nhưn ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh thành phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không ngừng việc học”; đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Qua quá trình triển khai, việc học online còn gặp những khó khăn gì? Ngành giáo dục đã có những kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19? Kế hoạch học kỳ II sẽ được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo tiến độ năm học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên? Giải đáp những băn khoăn này, trong "Câu chuyện thời sự" hôm nay, chúng tôi mời đến phòng phát thanh trực tiếp ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
Bà Nguyễn Thị Nhung (58 tuổi) ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, hơn 30 năm qua đã cưu mang nhiều mảnh đời khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Hơn 30 năm, có 13 người bà nhận về nhà, chăm sóc nuôi dưỡng, cho học nghề. Trong đó, 5 người đã tự lập, có gia đình riêng. Còn 8 người đang ở với bà, trong đó có 2 cháu đặc biệt nhất là Trương Đình Tứ và Tạ Long Nhân, đều là trẻ tự kỷ, đã được bà chữa khỏi bệnh. Không chỉ giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ, bà còn dành hầu hết thời gian, công sức cho những việc làm thiện nguyện như nấu cháo phát cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức những chuyến đi tri ân các nghĩa trang liệt sĩ, tham gia các dự án xây trường vùng cao cho trẻ em nghèo…Chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về hành trình thiện nguyện của bà Nguyễn Thị Nhung, để hiểu vì sao bà dành cả cuộc đời mình cho những việc làm thiện nguyện.
- Quản lý thị trường Hà Nội: bắt giữ gần 2.000 khẩu súng đồ chơi thuộc danh mục hàng cấm.- Hải Phòng: triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo đảm hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và bình ổn thị trường sau Tết Nguyên đán.- Hà Giang: Xử phạt gần 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy gần 200 sản phẩm giả nhãn hiệu.
- Toàn lực lượng quản lý thị trường kiểm tra kiểm soát chặt hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt tại vùng tâm dịch.- Quản lý thị trường Hà Giang: Ngăn chặn hàng hóa nhập lậu trong dịp tết Nguyên đán.- Lạng Sơn: xử lý cơ sở kinh doanh lưu động bày bán hàng chục khẩu súng nhựa đồ chơi gần cổng trường học.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh.- VN-Index kỳ vọng ”hái lộc Xuân” Tân Sửu cùng những nhận định về diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam
“Chuyến tàu mùa xuân" đưa người dân Cô Tô về đảo đón Tết
- Quản lý thị trường Vĩnh Phúc: Phạt 2 cơ sở kinh doanh mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto; - Hải Dương: 1 ngày, xử phạt 2 cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu; - Hải Phòng: triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo đảm hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán;
- Bộ Tài chính ban hành thông tư 120, thể hiện quyết tâm dọn đường cho việc đưa vào bán khống và giao dịch T0 trong thời gian tới trên thị trường chứng khoán.- Sức hấp thụ của thị trường có dấu hiệu không tốt, khi tỷ lệ huy động thành công của Kho bạc Nhà nước ở mức thấp.- Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 1.200 tỷ đồng, VN-Index giảm sâu hơn 50 điểm.-Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam: giá dầu thô tiếp tục duy trì đà tăng.
Hôm nay đã là 28 tháng Chạp, ngày cận Tết nguyên đán Tân Sửu 2021. Cùng với nhu cầu về thực phẩm tươi sống, đông lạnh, hàng hóa Tết tăng cao là nỗi lo của người dân về thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, về an toàn thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh và cả các loại đồ ăn, thức uống được chế biến sử dụng trong dịp Tết đến, xuân về. Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung “An toàn thực phẩm ngày Tết và trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường trong điều kiện tái bùng phát dịch Covid- 19 với những diễn biến phức tạp” - với sự tham gia của ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)