Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động ở nước ta được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện theo quy định.
Thời gian qua, rất nhiều người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp thường né tránh trách nhiệm hoặc giải quyết các chế độ chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.Thực tế nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu biết sâu các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật, đặc biệt là thủ tục hồ sơ để hưởng trợ câp tai nạn lao động.
- Sẽ phát triển đô thị xanh hai bên sông Hồng.- Báo động tình trạng tai nạn giao thông trên địa bàn tp HCM khi tăng tới hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.- Đà Nẵng triển khai đánh sập các hầm khai thác vàng trái phép trên địa bàn để bảo vệ môi trường sinh thái.- Hàn Quốc và Mỹ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng, ngoại giao (còn gọi là Hội nghị 2+2) sau 5 năm bị gián đoạn.- Những ngày này đánh dấu 10 năm xảy ra xung đột, nội chiến ở Syrai. Đến nay dù Chính phủ giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ, nhưng hậu quả của cuộc chiến vẫn rất nặng nề. Hàng trăm nghìn người chết, 60% người dân Syria đứng trước nạn đói.
TNGT là một rủi ro rất dễ xảy ra và nó cũng là tình huống mang tính nhạy cảm. Lưu thông trên đường rất khó tránh khỏi những va chạm, sự cố ngoài ý muốn. Hàng ngày đi làm, không ít lần chúng ta gặp cảnh tắc đường, thậm chí chỉ vì những va chạm nhỏ, như va quệt vào đuôi xe của nhau, hay chen lấn vượt lên trước, lẽ ra người đi đường có thể xử lý ôn hòa thì sự việc lại được đẩy lên tới mức đỉnh điểm. Nhiều người không liên quan lúc ấy bỗng nhiên gặp phải vạ lây, tai ương bởi hỗn chiến xảy ra. Đã có những trường hợp mang thương tật không phải vì tai nạn mà do ẩu đả sau va chạm. Thậm chí, không ít đối tượng còn chống đối, hành hung cả lực lượng chức năng. Tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn là không hiếm gặp trên đường phố, nhất là ở các đô thị lớn. Nhiều nguyên nhân được đưa ra, có trường hợp giải thích do việc lái xe căng thẳng, mệt mỏi, rất bất bình khi chứng kiến nhiều người đi lại, lưu thông hỗn loạn, bất chấp các quy tắc giao thông nên đã thiếu kiểm soát khi có va chạm. Song ở một góc nhìn khác, việc thiếu hiểu biết về pháp luật chính là một trong những nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới tình trạng một bộ phận người tham gia giao thông tự cho mình quyền phán xét, bắt nạt người khác. Câu chuyện xử lý, hành xử như thế nào khi xảy ra va chạm, tai nạn trên đường sẽ là chủ đề mà hôm nay BHĐX sẽ kết nối để cùng nghe các tài xế chia sẻ.
Tai nạn lao động là một rủi ro mà người lao động luôn phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình, mặc dù đã có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng trong những năm qua số lượng những vụ tai nạn lao động vẫn không ngừng tăng. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thương làm cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động. Đối với doanh nghiệp, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm cho sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, năng suất lao động giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nhưng, nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì khi không may xảy ra rủi ro trong quá trình lao động, người lao động sẽ được bù đắp một phần tổn thất. Đây chính là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp là những chính sách nhân văn để hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động không may bị tai nạn nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày 1/7/2016, chủ sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bị tai nạn lao động và bệnh nghể nghiệp. Vậy trách nhiệm cụ thể của chủ sử dụng lao động như thế nào? Việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đó trong thực tế ra sao?
Toàn bộ các huyện, thị của tỉnh Hải Dương đều ghi nhận có ca nhiễm Covid 19. Trong ngày đầu của đợt cách ly xã hội tại địa phương này: các quy định được tuân thủ nghiêm ngặt.- Kết quả bước đầu với các ca xét nghiệm F1 ở Cẩm Giàng, Hải Dương, ca bệnh liên quan tới người Nhật Bản tử vong ở Hà Nội và ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố HCM đều cho kết quả âm tính lần 1.- Hôm nay là ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân ở địa phương, trong đó có một số vùng dịch trở lại các thành phố lớn làm việc nên nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn. Do đó, việc khai báo y tế là đặc biệt cần thiết.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận việc sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca, qua đó cho phép khởi động việc phân phối những vaccine này tới một số quốc gia nghèo nhất thế giới.- Lần đầu tiên trong lịch sử Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được điều hành bởi một nữ Tổng giám đốc gốc Phi.
Nhân dịp Năm mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chia sẻ cảm nghĩ về kết quả thành công Đại hội XIII; bài học rút ra từ thực tiễn công cuộc đổi mới; về đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.- Nhận định dịch phức tạp và còn kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Hải Dương cần xem xét áp dụng Chỉ thị 16 trên phạm vi rộng hơn. Trong khi, Hà Nội triển khai biện pháp phòng, chống dịch liên quan đến trường hợp người nước ngoài nhiễm virus SARS-CoV-2.- Guinea tuyên bố đang trong "tình trạng dịch bệnh Ebola" sau khi 7 trường hợp được xác nhận dương tính với virus nguy hiểm này.- Đồng tiền điện tử Bitcoin đạt giá trị kỷ lục mới khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 49.000 USD, tăng tới 70% chỉ trong 1 tháng rưỡi qua.
Giải pháp nào để ngăn chặn pháo tự chế trong dịp Tết
Tết Nguyên đán càng đến gần, tai nạn do pháo nổ, đặc biệt là pháo tự chế ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, do học cách tự chế pháo trên mạng, không ít người đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tính mạng con người, mà hành vi tự chế pháo là vi phạm pháp luật theo Nghị định số 137 của Chính phủ. Vậy nhưng tại sao vẫn có nhiều người tự chế pháo nổ? Tại sao Nghị định 137 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã ban hành nhưng việc sử dụng trái phép có chiều hướng lan rộng?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)