
VOV1 - Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ), mỗi năm có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Phổ Yên vừa được cộng nhận lên thành phố, tỉnh Thái Nguyên nhưng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chiếm trên 30%. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của một thành phố trực thuộc tỉnh, trong những năm qua Phổ Yên đã rất quan tâm đến chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi, trong đó trọng tâm là công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhân Ngày gia đình VIệt Nam( 28/2), phóng viên Đài TNVN có bài ghi nhận tại xã Minh Đức, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
-Trong giai đoạn chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, tình trạng bạo lực gia đình đã gia tăng ở nhiều nơi, thể hiện bằng việc các đường dây nóng bảo vệ trẻ em và phụ nữ ( tổng đài 111, 1900969680, 02433335599, 18001769,...) thường xuyên nhận được cuộc gọi đề nghị giúp đỡ. Làm gì để giảm tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới, góp phần thu hẹp khoảng cách giới? Nội dung này được phản ánh trong mục Vấn đề xã hội. -Mục Sắc màu cuộc sống: Tỉnh Cao Bằng nỗ lực đầu tư, xây dựng di tích rừng Trần Hưng Đạo thành nơi bảo tồn các giá trị lịch sử trên hành trình du lịch của du khách.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã qua gần 13 năm thực thi. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật này cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình vận dụng vào thực tiễn. Đáng chú ý, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch – cơ quan chủ trì soạn thảo Luật cũng đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý này để phù hợp với bối cảnh mới và nhận được nghị quyết 178-VPCP ngày 12/12/2020 của Văn phòng chính phủ đồng ý sửa đổi Luật. Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của UNFPA, mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó với bạo lực giới (GBVnet) đã tiến hành nhiều hoạt động để góp ý cho Luật PCBLGĐ từ góc độ của các tổ chức xã hội, từ đó đã đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo luật được chỉnh sửa sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế sẽ đi được vào cuộc sống khi triển khai. Nhằm góp thêm những tiếng nói từ thực tế, BTV Đài TNVN trao đổi cùng bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - phụ nữ và vị thành niên (gọi tắt là CSAGA); bà Nguyễn Thu Giang, Phó giám đốc Viện Phát triển Sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng (gọi tắt là Viện LIGHT) về Khuyến nghị của các tổ chức xã hội trong sửa đổi bổ sung trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Báo cáo "Điều tra Quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019" công bố mới đây cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực. Còn theo một báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ năm 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra trên 139.000 vụ bạo lực gia đình. Những vụ án mạng chỉ xảy ra sau một cánh cửa mà nạn nhân thường là người yếu thế phụ nữ và trẻ em. Những con số rùng mình này cho thấy, bạo lực gia đình đang là vấn đề đau lòng và là hồi chuông báo động cho toàn xã hội. Dù, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đều đã có những quy định về vấn đề này.
Đang phát
Live