Ngay tuần đầu tiên của năm học mới 2020-2021, câu chuyện về sách giáo khoa trở thành chủ đề nóng khi nhiều phụ huynh phải “đỏ mắt” tìm kiếm sách giáo khoa lớp 6 do tình trạng khan hiếm, rồi phụ huynh lớp 1 phải bỏ ra 800.000 đồng để mua một bộ sách, mà trong đó tiền sách giáo khoa chỉ là phần nhỏ. Tình trạng khan hiếm sách, nhập nhèm giữa sách giáo khoa và sách tham khảo gây ảnh hưởng và mất lòng tin của phụ huynh học sinh nói riêng và xã hội nói chung. Giải pháp nào cho vấn đề này? Mời quý vị cùng khách mời của chương trình là chuyên gia giáo dục, TS Vũ Thu Hương bàn luận vấn đề này.
Chia sẻ khó khăn của phụ huynh do ảnh hưởng của dịch Covid 19, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk đã có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc thu các khoản trong năm học mới 2020 -2021. Trong đó, đề nghị các trường học, cơ sở giáo dục chấp hành nghiêm chỉnh quy định, tránh tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức. Hương Lý, phóng viên thường trú tại Tây Nguyên đưa tin.
- Cần sớm hoàn thành hồ sơ thanh toán để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.- Tháo gỡ vướng mắc cho điện mặt trời áp mái.- “Nữ doanh nhân thời 4.0: mạnh dạn thôi chưa đủ”.
Việt Nam gia nhập AIPO, sau này đổi tên là AIPA vào năm 1995. Ngay sau khi trở thành thành viên của AIPA, Việt Nam đã chủ động tham gia các hoạt động của tổ chức, tích cực triển khai thực hiện các chương trình hành động và Nghị quyết của AIPA, đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị. Phản ánh của phóng viên Thu Huyền.
Đối với giáo dục tiểu học, năm học này là năm đặc biệt – năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) bắt đầu từ lớp 1. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngành giáo dục đã có thời gian chuẩn bị cho chương trình mới, đặc biệt là năm 2019 – một năm bản lề để hoàn tất các khâu chuẩn bị. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sẵn sàng tâm thế đồng hành cùng quá trình thực hiện đổi mới giáo dục. Để có nhiều thông tin hơn về việc chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất để chuẩn bị năm học mới, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, BTV Lê Thu trao đổi với ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT.
Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong công tác phòng chống tham nhũng, vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tin của PV Nguyễn Hằng.
- Bộ Tài chính công bố Dự thảo thông tư hướng dẫn giao dịch chứng khoán: Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày.- Phiên giao dịch chứng khoán cuối cùng của tháng 8, Khối ngoại tiếp tục bán ròng 300 tỷ đồng.- Thị trường hàng hóa thế giới phiên giao dịch cuối tháng 8 ghi nhận diễn biến khởi sắc.
Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành đầu tháng 9/2014. Sau tròn 6 năm ban hành và triển khai, Nghị định 83/2014 là cơ sở pháp lý để Liên Bộ Công thương - Tài chính điều hành xăng dầu trong nước, đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất, tiêu dùng, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong kinh doanh xăng dầu. Đến nay, với sự thay đổi cơ cấu nguồn cung, số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, làm tăng tính cạnh tranh. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi thuế quan… Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi Nghị định 83 cho phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước. Và, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan… và hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83 trình Chính phủ trong tháng 9 này. “Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83/CP về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?”. Đây cũng là chủ đề bàn luận với khách mời là ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (đại diện Cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định 83/CP).
- Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?- Nhiều sản phẩm thực phẩm, dược liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.- Bình thường hóa quan hệ với Israel – thách thức khối đoàn kết Arab.- Những thế hệ doanh nhân giàu hoài bão - rạng rỡ Việt Nam.- Đức kêu gọi thế giới cần nỗ lực để đạt các mục tiêu chống biến đổi khí hậu đã đặt ra vào năm 2030.
Mặc dù dịch COVID-19 tác động nặng nề đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng qua đã có sự chuyển biến tích cực. Với quyết tâm cao, Chính phủ đặt ra mục tiêu, phải nỗ lực phấn đấu để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)