Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặt ra áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên mới. Điều này cũng tạo ra những cơ hội để mỗi cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của sự phát triển. Thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là đòi hỏi mang tính sống còn với các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Chính lúc này là lúc cần hơn nữa sự vào cuộc của báo chí để báo chí trở thành dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất, tin cậy nhất trong xã hội…Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam bàn luận về vấn đề này:
Báo chí thời đại 4.0 với áp lực chuyển đổi số.- Iran có Tổng thống mới theo đường lối bảo thủ Những dự báo mới về tình hình khu vực.- Dốc sức phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM.- Thông tin về giải bóng đá Châu Âu.
- Thừa Thiên Huế đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số - Giải pháp nào giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, nước ta đã trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai chương trình Chuyển đổi số theo Quyết định (số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020) của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng về đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Theo đó, EVN đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số của mình trong năm 2022, với mục tiêu: “Lấy khách hàng là trung tâm để cung cấp các dịch vụ có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng trên không gian số và đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng”. Vậy, người tiêu dùng điện được hưởng những quyền lợi gì trong công cuộc chuyển đổi số của EVN? Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thông tin tới thính giả nghe Đài - khách hàng tiêu dùng điện của EVN về “Những tiện ích người tiêu dùng điện cần biết qua việc chuyển đổi số của EVN”:
Để hiện thực hóa “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ, đồng thời, tận dụng tối đa sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để gia tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ cung cấp điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Theo đó, EVN sẽ phải cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số trong năm 2022. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN xác định “lấy khách hàng là trung tâm để cung cấp các dịch vụ trên không gian số, đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng”. Trao đổi giữa PV Nguyên Long với ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng Ban Viễn thông & Công nghệ thông tin (EVN) về những tiện ích người sử dụng điện được hưởng trong công cuộc chuyển đổi số của EVN:
Sáng nay (24/04), tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số”. Các đại biểu cung chia sẻ nhiều thông tin về dự báo việc làm, xu hướng đào tạo nghề, nhu cầu của thị trường lao động giúp học sinh có thông tin trong việc lựa chọn ngành nghề, trường đào tạo phù hợp khi mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 đang đến gần.
- Cần điều hành linh hoạt để kiềm chế lạm phát. - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng. - Doanh nghiệp logistics Việt Nam: Liên kết để lớn lên.
- Chuyển đổi số - giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19.- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch phát triển dài hạn tại Khu liên hợp Thép Hòa Phát – Dung Quất.- Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đăng ký nhãn hiệu quốc tế để bảo vệ thương hiệu cũng như nâng cao uy tín ở thị trường nước ngoài.
-Chính quyền quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số: thực tiễn ở TPHCM.- “Chi phí và con người” : rào cản của tiến trình số hóa.- Hướng tới nền kinh tế số: Khó bền vững nếu “mạnh ai người ấy làm”
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)