Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ngày 17/3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch. Ngay tại lễ phát động, các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp đã ủng hộ số tiền và hiện vật trị giá 235 tỷ đồng. Chắc chắn rằng, sự đóng góp, sẻ chia của cộng đồng còn được nhân lên nhiều nữa, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, khi tất cả cùng đồng lòng, chung tay đẩy lùi Covid-19. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng và hoành hành tại Châu Âu, dư luận Anh những ngày qua đang dấy lên những tranh cãi về cách ứng phó có phần khác biệt của chính phủ nước này. Đó là khái niệm "miễn dịch cộng đồng" mà một cố vấn khoa học hàng đầu của Anh đưa ra. Vấp phải những chỉ trích gay gắt trong phản ứng mới nhất, Chính phủ Anh đã bác bỏ ý tưởng "miễn dịch cộng đồng". Thế nhưng việc vẫn chưa có ngay lập tức các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ như các nước Châu Âu để ngăn chặn dịch lây lan đang tiếp tục đặt ra những hoài nghi về việc nước Anh đang thực sự theo đuổi chính sách nào trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?
Dịch Covid-19 đang làm ảnh hưởng nặng nề tất cả các khía cạnh của đời sống, an sinh xã hội, đặc biệt là kinh tế. Theo thống kê ở Việt Nam, có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ, chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chứng khoán liên tục chạm đáy trong nhiều ngày, ngành du lịch, dịch vụ tê liệt, hàng không, vận tải đường sắt cũng thiệt hại nặng nề. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01 nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Đồng thời, kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Khách mời là Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cung cấp thêm những thông tin về tình hình kinh tế, tài chính trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Trước sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), Việt Nam cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng, dẫn đến người lao động rơi vào tình trạng mất việc làm hoặc nghỉ việc không lương chờ dịch bệnh qua đi. Trong khi chính phủ nỗ lực đưa ra những chính sách mang tính vĩ mô, bình ổn tình hình trước dịch bệnh thì người dân cũng đang có những bước chuyển đổi hình thức tổ chức kinh doanh để phù hợp với xu hướng mùa dịch. Vậy trước thách thức khi dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp ở nước ta, với những người bị tạm thời mất việc, những bà mẹ bỉm sữa, các bạn sinh viên và những người nhàn rỗi, người đang đi làm nhưng còn rảnh thời gian có thể làm gì khi mùa dịch để tăng thêm thu nhập? Khách mời là ông Hà Anh Tuấn - Chuyên gia đào tạo hướng dẫn Kinh doanh đưa ra những gợi ý về các cách thức kinh doanh để các bạn có thêm thông tin.
Dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Cùng những hệ lụy về chính trị, xã hội, thì suy thoái kinh tế hiện là một trong những nguy cơ lớn nhất đe dọa thế giới thời điểm hiện nay. Thậm chí người ta đã nói tới nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như giai đoạn 2007-2008. Trong một diễn biến mới nhất, trong các dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020, hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu có thể sụt giảm xuống chỉ còn 1% trong năm nay. Có thể nói, dịch Covid-19 hiện đang làm tê liệt một phần của nền kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc- nền kinh tế chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và Italia, một trong những thành viên của nhóm các nước phát triển công nghiệp G7. Nhà nghiên cứu Bùi Ngọc Sơn, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phân tích rõ những kịch bản rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt do dịch Covid-19.
Bộ Y tế nhận được thông tin của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thông báo kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 của một bệnh nhân, cụ thể: Bệnh nhân nam, 31 tuổi, trú quán tại phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân ngồi chung xe ô tô với ca 45 và cùng đi tiếp xúc với ca số 34 tại Bình Thuận. Sáng ngày 11/3/2020, sau khi biết thông tin ca số 34 mắc bệnh COVID-19, bệnh nhân được hướng dẫn tự cách ly tại nhà. Ngày 13/3/2020, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung tại Quận 10, lấy mẫu xét nghiệm và chưa có triệu chứng. Hiện nay sức khoẻ ổn định. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm dương tính vào tối ngày 13/3/2020. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được chuyển cho Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh 23 giờ ngày 13/3/2020. Sáng nay, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR
Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần 2. Cụ thể, năm học sẽ kết thúc trước ngày 15/7/2020. Thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến ngày 11/8/2020. Trên cơ sở khung kế hoạch thời gian nêu trên, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động quyết định thời gian cho học sinh đi học trở lại, đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Bộ GD&ĐT nhất quán chủ trương đặt vấn đề sức khoẻ, an toàn của học sinh, giáo viên và các nhà trường lên hàng đầu. Nếu các trường vẫn buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh, thì Bộ GD&ĐT sẽ luôn có những chỉ đạo, hướng dẫn linh hoạt, kịp thời, không vì các mốc thời gian đã định mà “làm khó” cho các nhà trường và người dân trong các quyết định có liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh.
- Diễn biến về tình hình dịch bệnh COVID- 19 trên thế giới và công tác phòng chống của Việt Nam trong bối cảnh mới.- Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để có làn da khỏe đẹp.
Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars CoV-2 diễn biến phức tạp. Thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2020 chỉ đạt khoảng 644 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tháng 1 rơi vào thời điểm nghỉ tết, đồng thời dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu tôm, cá tra của các doanh nghiệp sang nước này. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn, có thể đến tháng 8. Khi đó, kim ngạch xuất sang Trung Quốc nửa đầu năm sẽ giảm 30% còn 400 triệu USD, và ước tính cả năm nay thủy sản sang thị trường này sẽ đạt khoảng 1,33 tỉ USD, giảm 6%. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Hai khách mời là ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Tất Thắng, Chuyên gia thương mại bàn luận về nội dung này.
Nước ta chính thức ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 17, sau 23 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới. Bệnh nhân là nữ giới đã đi qua Pháp, Italia, Anh, khi về Hà Nội 2 hôm mới có biểu hiện của bệnh và đã được xét nghiệm, chẩn đoán và ra kết quả dương tính với sars-cov2. Cơ quan chức năng đã ngay lập tức khoanh vùng và rà soát những người tiếp xúc gần với nữ bệnh nhân để cách ly, tránh lây lan ra cộng đồng. Dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh trên thế giới đã khiến cuộc sống của hàng trăm triệu dân bị đảo lộn, căng thẳng. Nhiều người lo lắng thái quá và suy nghĩ bi quan, song nhiều người cũng đã điềm tĩnh hơn, không còn co cụm, lo lắng quá đà, những ngày này nhiều người đã chọn một tâm thế khác. Đó là điều chỉnh lại nếp sống, thói quen sinh hoạt, xây dựng nền tảng hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt để sống vui, sống khỏe hơn. Nhiều người cũng đã sống có trách nhiệm hơn với chính mình và cộng đồng, biết sẻ chia, yêu thương nhiều hơn, cùng chung tay phòng bệnh. Chọn một tâm thế khác trong những ngày này, sống có trách nhiệm, suy nghĩ lạc quan để có lối sống tích cực trong thời dịch Covid-19 là chủ đề được bàn luận với khách mời là nhà báo, nhà văn Ngô Bá Lục.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live