Chính phủ ban hành Nghị quyết mua 30 triệu liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca của Công ty Cổ phần vaccine Việt Nam- Chỉ thị khẩn của Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu dừng tất cả các loại hình kinh doanh không thiết yếu và yêu cầu người dân chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết- Ứng cử viên Ebrahim Raisi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Iran- Các nhà khoa học tìm thấy dấu vết virus SARS-CoV-2 trong nước ở sông hồ của Ấn Độ. Dấy lên lo ngại virus có thể tồn tại ở môi trường nước trong một thời gian dài- Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Thế cờ cả hai bên cùng thắng
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại kéo dài 17 năm về trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Cụ thể, trong 5 năm tới, hai bên sẽ tạm ngừng áp thuế trả đũa liên quan đến cuộc tranh cãi này. Thỏa thuận lịch sử vừa rồi được cho sẽ tác động không nhỏ đến lĩnh vực công nghiệp hàng không châu Âu, Mỹ và với những đối thủ đang nổi lên. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong 10P Sự kiện luận bàn hôm nay.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng kết nối doanh nghiệp logistics trong bối cảnh mới- Phỏng vấn ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) về tăng kết nối – giảm chi phí logistics tại Việt Nam- Doanh nghiệp nhà nước cổ phần chậm lên sàn chứng khoán.
Bắc Cực đang nóng dần lên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dễ dàng nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên, các nước trong khu vực cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền và bảo đảm những lợi ích riêng tại khu vực Bắc Cực. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng ở Ai-xơ-len tuần trước, các nước đã lần đầu thống nhất được một tuyên bố chung quan trọng với 7 mục tiêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng bền vững ở Bắc Cực. Song những mục tiêu này liệu đã quản lý được cuộc đua đang tăng tốc của các nước tới khu vực này?
- Thưa quý vị! Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Để có thể nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, thì một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, đó là sự chủ động thực hiện các giải pháp trong việc đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - “Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn- Lực đẩy cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh” cũng là nội dung chính được chúng tôi đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.
Cùng với những điểm nóng tại Trung Đông, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia châu Á, câu chuyện tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của Công ty hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) mang theo 4 phi hành gia đã ghép nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hâm nóng dư luận. “Nóng” là bởi đây là bước đi mới nhất trong cuộc đua nhằm đưa người lên Mặt trăng lần đầu tiên trong thế kỷ 21. Bên cạnh chinh phục và thám hiểm Mặt trăng, Sao Hỏa cũng nằm trong “tầm ngắm” của cuộc chạy đua khám phá vũ trụ đầy gay cấn, với 3 “tay đua” đang dẫn đầu lúc này là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nói cách khác, sự kiện này chỉ là một mốc đánh dấu sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa các cường quốc.
- Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng!- Luật sư giải đáp về thủ tục kiểm tra hòm phiếu; Cách thức ghi phiếu bầu và bỏ phiếu đúng quy định pháp luật.- Cạnh tranh địa chính trị - “nóng” cả lĩnh vực hàng không vũ trụ.- Loạt bài “Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội" - Bài 2 nhan đề: Bao giờ Hà Nội có được quy hoạch thống nhất về không gian ngầm?- Ủy ban châu Âu công bố đề xuất các quy định đầu tiên về trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Asean. Trước đó, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch.- Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa với chủ đề “Sầm Sơn cất cánh”.- Thủ tướng Israel thông báo nước này chuẩn bị cho mọi tình huống sau một đợt giao tranh căng thẳng ở biên giới Dải Gaza đêm 23/4 vừa qua.- Indonesia chuyển trạng thái tìm kiếm tàu ngầm mất tích sang tìm tàu ngầm chìm
Bất chấp đại dịch Covid-19 làm “đóng băng” nhiều hoạt động của đời sống xã hội thế giới, có thể thấy chỉ trong hơn hai tháng qua, môi trường ngoại giao quốc tế trở nên sôi động hơn. Mỹ và Trung Quốc vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới. Với nhiều động thái, Mỹ làm "hồi sinh" các liên minh truyền thống vốn bị suy yếu trong 4 năm qua, Trung Quốc cũng tìm kiếm các đối tác, củng cố các mối quan hệ đối tác mới, thể hiện tham vọng “cầm trịch”trong các vấn đề toàn cầu... 3 tháng đầu năm 2021, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các trục đối trọng Mỹ - phương Tây với một bên là Nga-Trung càng gay gắt hơn. Cạnh tranh nước lớn đang diễn ra như thế nào, sự dịch chuyển tập hợp lực lượng hiện nay tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra sao? Tác động của nó tới khu vực ASEAN và Việt Nam chúng ta như thế nào?
* Doanh nghiệp xây dựng: Đổi mới công nghệ để chiếm ưu thế cạnh tranh * Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng làm gì để không bị “thua trên sân nhà?* Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm thiết bị môi trường và an toàn lao động thuộc Viện Vật liệu xây dựng về những yêu cầu đặt ra để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm vật liệu xây dựng trong tình hình hiện nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)