Đã thành thông lệ, kể từ năm 2014, cùng với việc ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước của năm mới (Nghị quyết số 01), Chính phủ đồng thời ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (trước là Nghị quyết số 19, nay là Nghị quyết số 02). Theo kế hoạch, các Nghị quyết này cũng sẽ được Chính phủ kế thừa, phát huy để ban hành và triển khai trong năm mới 2022 này. “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ” là chủ đề của Câu chuyện thời sự đầu tiên của năm mới 2022 - với sự tham gia của vị khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh & Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2021 – năm thứ hai thế giới đối diện với rất nhiều khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Nhưng dù các nhà lãnh đạo thế giới phải dồn tâm trí cho việc xử lý dịch Covid-19 cùng hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nước do hệ lụy của dịch bệnh, các hoạt động đối ngoại không vì thế mà kém sôi động. Có thể nói năm 2021 là năm tình hình địa chính trị thế giới có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, trong đó cạnh tranh nước lớn thực sự có những thay đổi về chất. Nói đến cạnh tranh nước lớn, có thể thấy cặp quan hệ Mỹ - Trung vẫn giữ vai trò trung tâm, xoay quanh là những mối quan hệ liên minh, đối tác đan xen của cả hai bên nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt hơn so với năm 2020.
Tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành chăn nuôi năm 2022 diễn ra sáng nay (23/12) ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, ngành chăn nuôi cần tăng cường các giải pháp đồng bộ, đồng thời liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong ngành như Thú y và Khuyến nông.
Lãi suất tiết kiệm sẽ tăng do áp lực cạnh tranh với các kênh đầu tư khác.- Thị trường chứng khoán giảm mạnh sau 3 phiên tăng giá liên tiếp.- Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp.
- Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững - ASEAN bảo vệ cạnh tranh, ứng phó trong bối cảnh đại dịch COVID-19
“Bài toán nhân lực khi ngành du lịch chuyển sang giai đoạn phục hồi” là nội dung được đề cập trong mục Vấn đề xã hội. - Mục sắc màu cuộc sống: Đảm bảo đo lường giúp doanh nghiệp sản xuất công tơ điện nâng cao năng lực cạnh tranh.
Một trong những sự kiện được dư luận đặc biệt chú ý trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hội nghị không đạt được kết quả đột phá nào nhưng được cho là bước đi quan trọng giúp xoa dịu căng thẳng đồng thời thiết lập “một số hàng rào an toàn” nhằm ngăn một cuộc cuộc xung đột giữa hai siêu cường.
Trong một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc có cuộc đối thoại trực tuyến kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Là một sự kiện quan trọng đối với quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc họp này được cả thế giới theo dõi sát và kỳ vọng về một kết quả tích cực, giúp xuống thang căng thẳng quan hệ 2 nước. Mặc dù không có thỏa thuận nào đạt được song cuộc gặp vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý cuộc cạnh tranh và những vấn đề khác biệt giữa hai nước Mỹ - Trung. Để đánh giá sâu hơn về cuộc đối thoại quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PGS.TS Tạ Minh Tuấn – Học viện ngoại giao.
Trong bối cảnh, bức tranh an ninh, chính trị và các cuộc cạnh tranh quyền lực ở Trung Đông đang diễn ra phức tạp, đã có những tín hiệu lạc quan từ phía Iran và Ả-rập Xê-út, hai cường quốc khu vực, có mối quan hệ thù địch với nhau trong nhiều năm và đang ủng hộ các bên đối địch nhau trong các cuộc xung đột tại Trung Đông. Hai nước gần đây đã đưa ra những tuyên bố thân thiện khác thường về đối thủ và tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại trực tiếp kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương bị cắt đứt cách đây 5 năm. Vậy, điều gì khiến hai nước đối thủ vốn cạnh tranh quyền lực gay gắt ở khu vực điều chỉnh chính sách đối ngoại? Động thái này sẽ tác động ra sao đến môi trường an ninh chính trị Trung Đông?
Trong Tháng 8 này, thế giới chứng kiến nhiều cuộc tập trận tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương với sự tham gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Australia, Nhật Bản… Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy các nước lớn ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc thể hiện sức mạnh và giành ảnh hưởng tại khu vực mang tính chiến lược này.- Vậy chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của các nước lớn sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực này đang trở thành tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn? Chuyên gia phân tích quốc tế Đỗ Sơn Hải, thuộc Học viện Ngoại giao và các phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Australia, Indonesia, Mỹ và Ấn Độ để cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)