- Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là công tác văn kiện và công tác nhân sự. Để chuẩn bị thật tốt công tác nhân sự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng có bài viết về một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng.- Nước ta không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 do lây nhiễm trong cộng đồng suốt 10 ngày qua. Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo người dân không được lơ là, chủ quan, tránh làn sóng dịch bệnh xâm nhập thứ 2 như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.- Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận chất lượng kit xét nghiệm virus SARS-COVI-2 của Việt Nam.- Nhiều địa phương chi hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ người nghèo do dịch bệnh.- Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên thông tin về hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong bối cảnh truyền thông phương Tây đặt nhiều nghi vấn về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo này.- Tổng thống Nga - Mỹ ra tuyên bố chung nêu bật tinh thần "cuộc gặp sông Elbe" 75 năm trước - hình mẫu về cách hai nước có thể gạt bỏ những bất đồng.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Công điện yêu cầu các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá.- Không ghi nhận ca mắc mới, Việt Nam còn 45 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế.- Bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận.- Châu Âu kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ở Libi.- Gần 2 tỷ tín đồ Hồi giáo trên thế giới chính thức bước vào tháng lễ Ramadan.
Sáng nay tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị, cả hệ thống chính trị tiếp tục đồng tình ủng hộ các giải pháp của Trung ương, thống nhất ý chí và hành động, tạo không khí hồ hởi, phấn khởi, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ của năm 2020, chuẩn bị thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Phóng viên Văn Hiếu phản ánh:
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 diễn ra vào chiều 22/4 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Theo đó, vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chủ yếu để xét tốt nghiệp. Việc xét tuyển đại học sẽ trả về cho các trường đại học theo đúng tinh thần tự chủ tuyển sinh. Phương án này đưa ra khiến dư luận băn khoăn rằng sẽ quay lại cách thi cử phức tạp, tốn kém như nhiều năm, trước khi các trường đại học thi tuyển sinh riêng. Học sinh phải thi 2 lần - vẫn phải thi tốt nghiệp và vẫn thi đại học. Học sinh lớp 12 có bị thiệt thòi không khi đang học và ôn tập theo đề minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó? Để giải đáp những băn khoăn này, Biên tập viên Đài TNVN đã trao đổi với PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sản của nước ta thời gian qua bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều mặt hàng bị ùn ứ, tồn đọng, nhiều thị trường xuất khẩu bị đóng băng, không tiêu thụ được, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến mặt hàng này rơi vào tình trạng khó khăn. Trong khó khăn nhưng các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có nhiều giải pháp để tìm thêm cơ hội mới tiếp tục phát triển. BTV Đài TNVN cùng bàn luận vấn đề này với Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn.
- Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và dấu chứng nhận lưu hành tự do cho bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này sang Anh và khu vực châu Âu.- Các địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.- Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bày tỏ băn khoăn, lo lắng nếu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu "Quyền tiếp cận công bằng" với vaccine phòng chống Covid-19.- Sri Lanka tưởng niệm 1 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu làm hơn 250 người thiệt mạng.
- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tăng giá trái pháp luật, phá thị trường. Về giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu 3 bộ Công Thương, Nông nghiệp và Công an vào cuộc, phải đưa giá xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng tới.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ mức chi tối thiểu 2% ngân sách cho sự nghiệp môi trường.- Tiếp tục có thêm những ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, trong khi đó, đã 5 ngày rưỡi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.- Phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận Quốc tế cho rằng hành vi của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, việc nhiều quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh Covid-19.- Chương trình Lương thực thế giới cảnh báo sẽ có 265 triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng đói nghèo do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.- Giá dầu thế giới đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, trong phiên mở cửa sáng nay.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
- Điều chỉnh thời gian và hình thức tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.- Vai trò của đảng viên và cấp ủy ở Can Lộc, Hà Tĩnh trong phòng chống dịch Covid-19.- Đồn biên phòng Bắc Sơn, bộ đội biên phòng Quảng Ninh làm theo lời Bác.
Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)