- Phân tích báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm qua cho thấy nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh bền bỉ của chính quyền nhiều địa phương, song những cải cách đột phá vẫn còn khá hạn chế.- Gỡ bỏ lệnh cách ly ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội sau 28 ngày.- Một bé trai 10 tuổi ở TPHCM vừa dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau 25 ngày xuất viện. Đến nay, nước ta đã có 15 ca tái mắc Covid-19. Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm khẳng định, những trường hợp này không đáng lo ngại bởi không có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.- Bộ Công an sẽ hỗ trợ công an tỉnh Thái Bình mở rộng chuyên án vụ Nguyễn Xuân Đường có hiện tượng bảo kê.- Cảnh báo chỉ số tia UV ở nhiều địa phương hôm nay gây nguy hại với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.- Mỹ khẳng định không liên quan đến vụ xâm nhập Venezuela mà Chính phủ quốc gia Nam Mỹ cáo buộc là âm mưu đảo chính tại nước này.- Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây đồng lòng bảo vệ giá trị vĩ đại của chiến thắng phát xít.- Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2.
Sau 28 ngày thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa, cách ly, không để xuất hiện thêm ca nhiễm Covid-19 mới, 0h ngày 6/5, lệnh cách ly ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sẽ được gỡ bỏ. Lúc này người dân thôn Hạ Lôi đang tính từng giờ để nơi đây trở lại cuộc sống bình thường. Ghi nhận của phóng viên Việt Cường:
- Tây Nguyên đối mặt với khô hạn Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng - Bài 2 với nhan đề: Khát khô bên những công trình chứa nước khổng lồ.- Hậu covid- cơ hội tổ chức lại giao thông đô thị.- Giai đoạn căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ - Trung.- Ông Nguyễn Đình Hương- “Kiến trúc sư” trong công tác cán bộ".- Chính phủ Anh sẽ thử nghiệm một chương trình mới truy vết virus SARS-CoV-2 trong tuần tới.
- Chính phủ Nhật Bản quyết định hỗ trợ cho cả công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Đây là khẳng định của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong cuộc điện đàm về công tác phòng chống dịch Covid-19 với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều nay.- Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp đưa hàng hóa sang thị trường Trung Quốc cần chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng lên biên giới phía Bắc phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.- Nhiều trường học thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong ngày đầu tiên cho học sinh đi học trở lại. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh ở Hà Nội đi học đạt hơn 99%.- Liên minh Châu Âu cho rằng làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 đầu tiên ở châu Âu đã qua đỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn 5 quốc gia ở khu vực này chưa đạt đỉnh dịch, trong đó có Anh.- Nước Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại.
- Tái cơ cấu, khai thông thị trường trong bối cảnh “bình thường mới”.- Đổi mới phương thức kinh doanh để vực dậy và phát triển sau khi hết dịch.- Café Doanh nhân: Trò chuyện với doanh nhân Hà Anh Tuấn về “Thời cơ của thương mại điện tử và trách nhiệm xã hội của các doanh nhân lĩnh vực này”.
Ngày 4/5, nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ cho học sinh trở lại trường. Để đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh khi đi học trở lại, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng chống, dịch bệnh theo quy định, các ngành giáo dục, y tế tại các địa phương đã tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục. Phản ánh của nhóm phóng viên thường trú tại TP HCM:
- Bộ đội Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.- Giới thiệu cuốn sách “Cờ thắm giữa biển xanh” với nhiều giá trị ý nghĩa về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà báo Nguyễn Viết Tôn - TTXVN.- Lời nhắn nhủ của những người cựu chiến binh tham gia giải phóng Trường Sa năm xưa gửi đến thế hệ chiến sĩ hôm nay.
Với việc bộ sinh phẩm (kit) chẩn đoán COVID-19 do Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, đã giúp Việt Nam dễ dàng xuất khẩu bộ kit này ra các nước trên thế giới. Tuy nhiên xa hơn nữa, từ thành công này, còn mở ra cơ hội để các sản phẩm sinh phẩm y tế chẩn đoán các bệnh khác “made in Vietnam” bước ra thị trường quốc tế. Phóng viên Tạ Lan có bài phản ánh.
Hiện nay, có tới hơn 210 quốc gia đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19, trong đó cả 10 nền kinh tế lớn của thế giới - cũng là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam đang là những “tâm dịch”. Việt Nam phải làm gì để phát triển kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” - nghĩa là khi cả nước đã nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, vừa tập trung phòng, chống dịch covid-19, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội?
- Từ hôm nay, xuất khẩu gạo trở lại bình thường. Doanh nghiệp và nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vui mừng và tất bật chuẩn bị các đơn hàng mới cho đối tác. Giá lúa thu mua cho nông dân cũng đang nhích lên từng ngày.- Ngày Quốc tế lao động năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Tác động của dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm triệu người trên toàn cầu mất việc làm. Ở nước ta, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ và hỗ trợ công nhân.- Ghi nhận tại nhiều điểm du lịch lớn của cả nước trong ngày thứ 2 nghỉ lễ: nơi mở cửa trở lại, thực hiện kích cầu thu hút du khách; nơi vẫn đóng cửa tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương.- Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn dọa áp thuế bổ sung nhằm vào Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19.- Giá dầu tiếp tục tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)