- 17 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Kết quả này là tiền đề quan trọng để cả nước bước sang giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.- Hàng trăm nghìn hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ.- Hà Nội quyết định cho xe buýt hoạt động bình thường trở lại từ ngày mai. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.- Thủ tướng Anh quyết định đặt tên con trai mới sinh mang tên hai bác sỹ đã trực tiếp chữa trị Covid-19 cho ông. Đây được xem là sự cảm ơn chân thành của nhà lãnh đạo Anh dành cho những người đã cứu sống mình.- Sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm ở Sunchon, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông “có thể” sẽ đối thoại với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tuần này.- Bình luận: “Quan hệ Mỹ - Trung: Giọt nước tràn ly sau đại dịch Covid-19”.
- 16 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Hà Nội khẳng định, ca nghi nhiễm tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với Sars CoV2.- Mỹ và Pháp công bố gói tài chính hỗ trợ Việt Nam chống dịch COVID-19-19.- 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã quyết định cho học sinh trở lại trường vào ngày 4/5 sau thời gian dài nghỉ vì dịch COVID-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra bộ tiêu chí để đảm bảo an toàn trường học.- Tiếp tục Loạt bài: Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng, phóng viên Đài TNVN nêu nghịch lý “Khát khô bên những công trình chứa nước khổng lồ”.- Chủ tịch Kim Jong-un xuất hiện trở lại sau 3 tuần vắng bóng, xóa tan những đồn đoán xoay quanh tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo này.- Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới nguồn gốc virus Sars CoV-2 trong tuần này đã leo thang lên một nấc thang mới sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và thậm chí là công khai khả năng đòi tiền bồi thường.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tuần qua là 1 bức tranh mang những gam màu tối, sáng đan xen. Trong khi, một số nước đã tuyên bố vượt qua đỉnh dịch và bắt đầu nới lỏng các hạn chế xã hội, cũng như tính đến việc mở cửa trở lại nền kinh tế; thì tại 1 số khu vực và quốc gia khác, tình hình dịch bệnh vẫn đang là “nghiêm trọng và rất nghiêm trọng”, buộc chính quyền các nước phải thắt chặt các quy định phòng dịch hơn nữa. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA phát đi những hình ảnh của Chủ tịch Kim Jong-un khi ông tham dự một buổi lễ. Đây cũng là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của ông Kim Jong-un kể từ lần gần đây nhất hôm 11/04 tại một cuộc họp của Bộ chính trị, xóa tan những đồn đoán xoay quanh tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo này. BTV Thu Hoài tổng hợp:
- Từ hôm nay, xuất khẩu gạo trở lại bình thường. Doanh nghiệp và nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vui mừng và tất bật chuẩn bị các đơn hàng mới cho đối tác. Giá lúa thu mua cho nông dân cũng đang nhích lên từng ngày.- Ngày Quốc tế lao động năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Tác động của dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm triệu người trên toàn cầu mất việc làm. Ở nước ta, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ và hỗ trợ công nhân.- Ghi nhận tại nhiều điểm du lịch lớn của cả nước trong ngày thứ 2 nghỉ lễ: nơi mở cửa trở lại, thực hiện kích cầu thu hút du khách; nơi vẫn đóng cửa tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương.- Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn dọa áp thuế bổ sung nhằm vào Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19.- Giá dầu tiếp tục tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực.
Giới chức Mỹ cho biết, chính phủ nước này đã lệnh cho các cơ quan tình báo điều tra cáo buộc cho rằng Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) che giấu thông tin về dịch Covid-19 ở thời điểm ban đầu. Nhiều đồng minh của Mỹ đã lên tiếng ủng hộ về 1 cuộc điều tra. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Theo tờ Hoa Nam buổi sáng, Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến được lên kế hoạch của các nhà lãnh đạo Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bị hoãn vào phút chót do những tranh cãi chưa hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới. Tới nay Mỹ vẫn kiên quyết cho rằng cơ quan y tế Liên hợp quốc này phải chịu trách nhiệm về những biện pháp xử lý ban đầu thiếu hiệu quả đối với dịch Covid-19 khiến dịch bệnh lây lan mạnh trên toàn cầu, đồng thời yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin:
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.
Sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự lên quỹ đạo, giới chức Mỹ lo ngại, công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa được sử dụng để đưa vệ tinh của Iran lên quỹ đạo có thể được sử dụng để phóng đầu đạn hạt nhân. Tất nhiên, Tehran đã bác bỏ cáo buộc này. Trong một diễn biến căng thẳng khác, Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho Hải quân nước này khai hỏa vào bất cứ con tàu nào của Iran quấy nhiễu lực lượng này trên biển, sau khi 11 tàu của Hải quân Iran áp sát các tàu Mỹ ở vùng Vịnh mới đây. Vậy Iran tính toán gì khi bất ngờ có các động thái mới, còn Mỹ liệu có thực sự muốn “tiếp đòn” Iran hay không? Khách mời là Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có nhiều năm công tác tại Trung Đông phân tích cụ thể vấn đề này.
- Để không còn căn bệnh “chây ỳ trả nhà công vụ”.- Phản ánh của người dân về thịt nhập khẩu giá rẻ bất ngờ- những băn khoăn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.- Quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng.- Người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?- Giá vàng thế giới được dự đoán tăng trong dài hạn.- Những "món quà quý giá" trong đại dịch Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)