Hôm nay (14/12) là ngày đại cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chính thức bầu ra tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 4 năm tới. Nếu như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra “thuận buồm xuôi gió” và kết quả ngã ngũ ngay sau ngày bầu cử thì việc bỏ phiếu của cử tri đoàn sẽ phần nhiều mang tính thủ tục, để chính thức công nhận người chiến thắng. Thế nhưng, với cuộc bầu cử đầy kịch tính của năm nay, thì lá phiếu đại cử tri lại mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Vào thời điểm này, dư luận cho rằng ông Joe Biden gần như đã nắm chắc phần thắng, song cũng có không ít người cho rằng, cuộc chiến pháp lý hậu bầu cử Mỹ chưa hoàn toàn khép lại, nghĩa là bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn và những diễn biến kịch tính trên chính trường Mỹ, BTV Thu Hà trao đổi cùng Tiến sĩ Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ.
Những căng thẳng Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố sẽ từ chối cấp visa cho các quan chức Trung Quốc có liên quan đến những hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài bằng bạo lực và các phương thức đe dọa khác. Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã tuyên bố hủy bỏ năm chương trình "trao đổi văn hóa" với Trung Quốc. Điều khiến dư luận quan tâm là, vì sao ở thời điểm nước Mỹ đang tiến gần đến thời điểm một cuộc chuyển giao quyền lực, thì chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục gia tăng sức ép và hành động rất cứng rắn với Trung Quốc?
Trong tuần, quan hệ giữa Iran - Mỹ và các đồng minh lại nóng lên bắt đầu từ vụ ám sát một nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Tehran, được cho là có liên quan đến Mỹ và Israel. Ngay sau đó là hàng loạt các động thái của cả hai bên, đẩy quan hệ Mỹ - Iran trở nên đặc biệt căng thẳng vào giai đoạn mà nước Mỹ đang chuẩn bị có những bước chuyển giao quyền lực hậu bầu cử. Các bên đang tính toán gì vào thời điểm nhiều phức tạp và rối ren này? Liệu quan hệ Mỹ - Iran nói riêng và tình hình khu vực Trung Đông có tiếp tục chuyển xấu sau các diễn biến vừa qua? Khách mời của chương trình là Đại sứ Nguyễn Quang Khai - Người từng có có nhiều năm công tác tại khu vực Trung Đông sẽ phân tích rõ nội dung này:
Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước láng giềng Đông Bắc Á vốn lâu nay có mối quan hệ “nhiều sóng gió” với Bắc Kinh, song lại có vai trò chiến lược vô cùng to lớn. Các cam kết song phương về việc thúc đẩy hợp tác thực chất, xây dựng mối quan hệ ổn định,được đưa ra trong các cuộc tiếp xúc giữa ông Vương Nghị và giới lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc dường như cho thấy 3 láng giềng Đông Á đang tiến tới quỹ đạo đối thoại, tạo ra môi trường hòa bình trong bối cảnh các quốc gia đều hứng chịu tác động của đại dịch Covid-19. Chương trình Câu chuyện Quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những tác động từ sự hợp tác giữa 3 quốc gia Trung-Nhật-Hàn đến các vấn đề ở khu vực cũng như thế giới.
Nhiều bang của Mỹ đã buộc phải siết chặt biện pháp kiểm soát dịch trong bối cảnh Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Lượng người di chuyển nhiều trong dịp lễ Tạ ơn đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi-rút Sars Cov-2 ở nước này. Giới chuyên gia khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp phòng dịch để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Nửa đêm ngày 25/11 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Âm nhạc Mỹ đã chính thức công bố các đề cử cho Lễ trao giải Grammy năm 2021. Bản danh sách bao gồm những tên tuổi đình đám nhất trong làng nhạc thế giới, hứa hẹn một đêm diễn bùng nổ sẽ diễn ra vào đêm 31/1 (theo giờ Mỹ). Nhưng thu hút sự quan tâm lớn trong bản danh sách đề cử là nhóm nhạc nam BTS của Hàn Quốc trong hạng mục “Màn biểu diễn nhạc Pop của nhóm nhạc/ bộ đôi xuất sắc”. Đây là một dấu mốc lịch sử trong hành trình chinh phục làng nhạc thế giới của BTS bởi đây là lần đầu tiên một nhóm nhạc/nghệ sĩ của Hàn Quốc lọt được vào danh sách đề cử của giải thưởng danh giá bậc nhất Grammy.
Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các bước chuyển giao quyền lực tại Mỹ sau bầu cử Tổng thống đã bắt đầu rõ ràng hơn. Mới nhất, chính quyền Tổng thống Donald Trump dù chưa chấp nhận thất bại, nhưng cũng đã ủng hộ việc khởi động quá trình này. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố thắng cử cũng đã công bố các đề cử nhân sự trong nội các sắp tới. Cụ thể quá trình chuyển giao quyền lực tại Mỹ sẽ diễn ra như thế nào? Đội ngũ nội các chủ chốt của chính quyền mới - nếu ông Biden chính thức được xác nhận đắc cử có những điểm gì đáng chú ý; hay dự báo các chính sách sắp tới của nước Mỹ? TS. Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ phân tích cụ thể nội dung này.
Một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý ở khu vực là chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao Trung Quốc tới Nhật Bản khi nước này có chính phủ mới. Hoạt động ngoại giao này cũng diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ - đồng minh an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc - chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới. Trong bối cảnh như vậy, giới quan sát cho rằng, chuyến thăm của ông Vương Nghị tới Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều nội dung quan trọng và mang những mục tiêu sâu xa, trong đó có việc Trung Quốc tìm kiếm sự điều chỉnh chiến lược với hai đồng minh của Mỹ. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Bích Thuận – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và PV Bùi Hùng tại Nhật Bản.
- Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống- Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại.- Dự án kết nối và giải tỏa căng thẳng cho các nhân viên y tế tại Mỹ.- Bộ đội Biên phòng với công tác phòng chống ma túy nơi biên giới.
- Phát biểu tại phiên thảo luận “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu.- Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ một số vấn đề, để kinh tế biển thực sự đột phá trong chiến lược phát triển.- Cạnh tranh không lành mạnh, bị chiếm dụng, bị làm giả trong lĩnh vực dầu mỏ hóa lỏng đang là vấn đề nhức nhối của thị trường khí tại nước ta.- Nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại về quyết định rút khỏi hiệp ước bầu trời mở của Mỹ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)