Quốc hội Mỹ đã nhóm họp để tiến hành một thủ tục vô cùng quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ, đó là đếm phiếu đại cử tri và xác nhận chính thức người sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Ở các mùa bầu cử trước, phiên họp này thực sự chỉ mang tính thủ tục, là hồi kết khép lại mùa bầu cử Mỹ. Nhưng lần này, phiên họp của Quốc hội Mỹ được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm bởi mọi người đều chờ đợi để xem liệu đương kim Tổng thống Donald Trump cùng với đội ngũ của mình có thể tận dụng cơ hội cuối cùng này để lật ngược kết quả cuộc bầu cử hay không, hay ông Joe Biden chính thức được xác nhận là tổng thống đắc cử. Và phiên họp này đã diễn ra theo cách mà ít người tưởng tượng đến, khi người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội, tràn cả vào phòng họp, tạo nên một khung cảnh hoàn toàn hỗn loạn. chúng ta sẽ cùng nhận định về những diễn biến gay cấn và chưa từng có tiền lệ trong chặng cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ với sự tham gia của PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ, Học viện Ngoại giao. Chúng ta cùng nhận định về những diễn biến gay cấn và chưa từng có tiền lệ trong chặng cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ với sự tham gia của PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu Hoa Kỳ, Học viện Ngoại giao.
Vào lúc 13h Ngày 06/01 (theo giờ Mỹ) tức là vảo khoảng 7h -8h đồng hồ nữa, lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm và xác nhận số phiếu đại cử tri, qua đó công nhận người sẽ chính thức ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới. Thông thường cuộc họp này chỉ mang tính thủ tục, nếu không có các tranh chấp pháp lý. Tuy nhiên, lần này thì khác, Đảng Cộng hòa vẫn chưa từ bỏ các nỗ lực nhằm bác bỏ chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, nên kịch tính được cho là vẫn kéo dài đến phút chót. P phân tích của Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại (Học viện Ngoại giao).
- Những kịch bản xảy ra với cuộc bầu cử Mỹ.- Người họa sỹ vẽ tranh cổ động cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15.- Những làng hoa truyền thống ở Quảng Ninh hối hả vào mùa đón Tết.
- Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi.- Đại dịch Covid-19 kích thích nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc.- Bảo tàng hạnh phúc ở Đan Mạch: bảo tàng nhỏ bé chứa đựng những điều lớn lao trong cuộc sống.- Bảo tồn Chợ nổi Cái Răng theo hướng hài hòa “tự nhiên – tự tạo”.- Trò chuyện với tác giả bài thơ “Tổ Quốc trong trái tim con” và Nhạc sỹ Trần Ngọc để nghe những chia sẻ về bài hát và nghề sáng tác thơ ca.
Nước Mỹ đang hoàn thiện bộ máy chính trị sau các cuộc bầu cử quan trọng. Nhiều cái tên quen thuộc vẫn tiếp tục nắm giữ những vị trí then chốt. Với tỷ lệ phiếu sít sao, 216 phiếu thuận và 209 phiếu chống, bà Nancy Pelosi - lãnh đạo đảng Dân chủ hơn 2 thập kỷ qua, một lần nữa tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hạ viện. Như vậy, đây sẽ là nhiệm kỳ Chủ tịch hạ viện thứ 4 và có thể là cuối cùng của bà Pelosi, bởi năm nay bà đã 80 tuổi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này trong lịch sử Mỹ. Con đường trở thành một trong những người phụ nữ quyền lực nhất chính trường Mỹ hiện nay của bà Pelosi chắc hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy ngưỡng mộ.
Từ ngày 04 đến 14/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi có chuyến công du đầu năm mới đến 8 quốc gia thuộc khu vực Mỹ La-tinh và châu Phi. Như vậy, ông Motegi trở thành vị Bộ trưởng đầu tiên của Nhật Bản đến thăm khu vực Mỹ La-tinh kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19. Đây cũng là chuyến thăm thứ 2 của Ngoại trưởng Nhật Bản đến khu vực châu Phi chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Theo giới quan sát, mục đích chính chuyến thăm của Ngoại trưởng Motegi lần này là nhằm thúc đẩy sáng kiến “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở” mà Tokyo đang theo đuổi. Trong bối cảnh một Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ La-tinh và châu Phi, chuyến công du đầu năm mới này càng mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Để có những phân tích cụ thể, BTV Phương Hoa có cuộc trao đổi với phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản. Mời quí vị và các bạn cùng nghe:
- Chính phủ ban hành các Nghị quyết số 01 và 02 nhằm đề ra các giải pháp quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.- Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lập đỉnh, tăng lên hơn 500 đô la Mỹ một tấn, mức cao nhất trong vòng 9 năm qua.- Từ hôm nay, Bộ Y tế mở đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt chú ý công tác kiểm soát người nhập cảnh.- Với thông tin, Ngoại trưởng Nhật Bản có chuyến công du kéo dài nửa tháng tới khu vực Mỹ Latinh và châu Phi, nhằm thúc đẩy “một Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do và rộng mở” mà nước này đang theo đuổi.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các đại biểu Quốc hội và nguyên đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ của tỉnh Quảng Nam.- Thị trường bán lẻ Việt Nam đạt doanh số kỷ lục với hơn 172 tỷ USD trong năm 2020.- Thêm hai nạn nhân tử vong vào sáng nay trong vụ tai nạn lao động rơi thang cuốn ở Nghệ An, nâng tổng số người tử vong lên 3 người.- Một nhóm 11 nghị sĩ đảng Cộng Hoà ra tuyên bố bỏ phiếu phản đối kết quả bầu đại cử tri trong phiên họp lưỡng viễn Quốc hội Mỹ vào ngày 6 tháng 1 tới và yêu cầu Thượng viện rà soát lại kết quả bầu Tổng thống.- Bất chấp đại dịch Covid 19, tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới vẫn tăng thêm 1 nghìn 800 tỷ đô la Mỹ trong năm qua.
Năm 2020 đi vào lịch sử nước Mỹ với những dấu mốc, sự kiện đặc biệt có lẽ còn ảm ảnh người dân Mỹ trong nhiều năm tiếp theo. Đây là năm ghi dấu cường quốc hàng đầu thế giới phải đối mặt với những khó khăn và thách thức chưa từng có khi cùng lúc xảy ra 3 cuộc khủng hoảng về sức khỏe, kinh tế và sắc tộc. Trên hết, năm 2020 chứng kiến cuộc đua vào Nhà Trắng được đánh giá có nhiều điều bất thường và gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ. Có thể nói những biến động mà nước Mỹ trải qua trong năm 2020 đang làm sâu sắc thêm sự phân cực chính trị cũng như những chia rẽ khó có thể hòa giải trên chính trường và trong xã hội. Nhìn lại nước Mỹ năm 2020 với nhiều biến động là nội dung cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền và phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Không nằm ngoài dự đoán, trong tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết dự luật ngân sách quốc phòng Mỹ, còn được biết với tên gọi Đạo luật cấp thẩm quyền quốc phòng quốc gia trị giá hơn 740 tỷ USD. Dự luật này với nhiều điều khoản được sửa đổi đã được lưỡng viện Quốc hội dễ dàng thông qua vào đầu tháng này. Tuy nhiên, dự luật này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump. Bất chấp sự phủ quyết của Tổng thống Trump, sự ủng hộ áp đảo tại lưỡng viện Quốc hội dự kiến sẽ giúp dự luật vượt qua quyền phủ quyết của ông chủ Nhà Trắng. Nếu dự luật nhận được đủ số phiếu tại lưỡng viện Quốc hội để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống thì đây sẽ là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình Tổng thống Trump thất bại trong việc phủ quyết một dự luật. Để có cái nhìn rõ hơn về Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng cho năm tài chính 2021 cũng như động thái cứng rắn này của Tổng thống Donald Trump, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Thanh Tuấn, Thông tấn xã Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)