Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tại các địa phương có đường biên giới, việc siết chặt quy trình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong công tác xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đang được chú trọng triển khai.
Sự tái bùng phát dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia có mối quan hệ thương mại với nước ta, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, đi kèm các biện pháp phong tỏa, đứt gãy chuỗi cung ứng; cùng nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 4, từ trong nước, đã và đang cảnh tỉnh khả năng thích ứng và chống chịu của doanh nghiệp Việt, của toàn nền kinh tế. Thách thức từ đại dịch - Cộng đồng doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế, thích ứng như thế nào để có thể trụ vững? Chính phủ hỗ trợ như thế nào để cùng sự chủ động của mình, doanh nhân-doanh nghiệp có thể phát triển và phát triển bền vững, trong thế giới đầy biến động vì đại dịch và nhiều mâu thuẫn nền tảng khác? BTV Thu Trang trao đổi cùng ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam về nội dung này.
Đối diện với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, Việt Nam đang nỗ lực các giải pháp- đã được định hình, và chứng minh hết sức hiệu quả trong cả hành trình ứng phó với đại dịch vừa qua. Từ thực tế nước ta, và qua diễn biến dịch bệnh phức tạp trên thế giới, càng nhận thức rõ hơn, muốn đạt “mục tiêu kép”- Chống dịch thành công và bảo đảm phát triển kinh tế, thì việc phòng chống dịch hiệu quả phải là yếu tố tiên quyết, mới có thể thực hiện được những mục tiêu về phát triển kinh tế. Bình luận của BTV Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hoàng Sang.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Người đứng đầu chính quyền TPHCM yêu cầu các địa phương không chủ quan lơ là, chống dịch như chống giặc và phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo an toàn cho nhân dân.
- Dự mít tinh kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.- Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên sau khi Chính phủ kiện toàn nhân sự.- Kiểm tra công tác bầu cử tại tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu đảm bảo quyền bầu cử của công dân trong điều kiện dịch Covid-19.- Hà Nội phong tỏa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi có thêm 1 ca nghi mắc COVID-19 là bác sĩ công tác tại đây.- Các địa phương đồng loạt nâng mức độ phòng dịch lên mức cao nhất, đồng thời tiếp tục rà soát, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.- Gấp rút bảo hộ thương hiệu gạo ST24 và ST25 tại các thị trường quốc tế trước việc các doanh nghiệp tại Mỹ và Austrailia đăng ký nhãn hiệu hai loại gạo này của Việt Nam.- Hội nghị Ngoại trưởng nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới bàn nhiều vấn đề cấp bách toàn cầu.- Tổng thống Israel bắt đầu tham vấn với các bên để tìm người thành lập chính phủ mới.
Sau khi phát hiện thêm 8 trường hợp nghi mắc Covid-19, ngay trong đêm qua (4/5), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức họp khẩn, triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống, nhất là hiện nay năng lực xét nghiệm của tỉnh còn yếu.
Trong bối cảnh bóng đen Covid-19 đang bao trùm khắp thế giới, Israel nổi lên với những ánh sáng của hy vọng khi trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19. Theo phản ánh của truyền thông quốc tế, các hoạt động hàng ngày tại Israel gần như đã trở lại tình trạng trước đại dịch. Giới chuyên gia xem đất nước Trung Đông này như một tấm gương cho mô hình phục hồi của những nền kinh tế đã đạt tới một tỷ lệ tiêm chủng rộng rãi trong dân số. Vậy thực tế, quốc gia này đang trở lại bình thường như thế nào, liệu đã có miễn dịch cộng đồng tại Israel hay chưa?
Trong gần 1 tuần qua, cả nước đã ghi nhận hơn 20 ca mắc Covid 19 trong cộng đồng từ điểm dịch Hà Nam và Vĩnh Phúc. Đáng lưu ý là các ca bệnh tại Vĩnh Phúc có liên quan đến chuyên gia Trung Quốc từng có thời gian cách ly cùng khách sạn tại Yên Bái với đoàn chuyên gia Ấn Độ mang chủng biến thể kép đang hoành hành tại Ấn Độ. Dù nước ta đã chuẩn bị những kịch bản ứng phó khi có hàng nghìn ca bệnh, song nếu chúng ta ngăn chặn được sớm ngày nào, thì hậu quả về sức khỏe, tính mạng và đời sống nhân dân sẽ giảm được ngày đó, tránh những thảm họa đau thương mà một số nước đang phải đối mặt.
Sáng nay, nước ta ghi nhận thêm 2 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng tại Hà Nội và Đà Nẵng.- 35 y bác sĩ, chuyên gia của Việt Nam lên đường sang Lào làm nhiệm vụ hỗ trợ nước bạn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 vào sáng nay.- Nền kinh tế châu Âu chính thức bước vào cuộc suy thoái trong 3 tháng đầu năm 2021, khi khu vực này phải vật lộn với sự gia tăng số ca mắc COVID-19 và việc triển khai tiêm chủng vaccine chậm chạp.- Campuchia công bố quyết định dỡ lệnh phong tỏa Phnom Penh và Ta Khơ-mao.
Nhiều địa phương tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu từ 0h sáng nay, để chống dịch. Hà Nội xuất hiện thêm trường hợp nhiễm Sar-Cov2, và ra thông báo khẩn, tìm người tới những địa điểm có bệnh nhân Covid-19 từng đến.- Ngày cuối trong kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự báo, trong ngày, lưu lượng phương tiện thao gia giao thông tại các tuyến đường sẽ tăng đột biến, khi người dân về các thành phố lớn làm việc.- Truyền hình nhà nước Iran đưa tin, nước này sẽ trả tự do cho các tù nhân có mối quan hệ với phương Tây đang bị giam giữ tại nước này để đổi lấy hàng tỷ đô la từ Mỹ và Anh.- Hội nghị Ngoại trưởng G7 họp tại London Anh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)