- Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch.- Góp ý văn kiện Đại hội 13 - Dân chủ nhưng không để phần tử cơ hội chính trị có đất phát triển.- Hệ thống bán lẻ các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng điểm mở bán, tăng giờ mở cửa phục vụ người dân.- “ATM gạo” – lan tỏa những cách làm “từ thiện” sáng tạo trong dịch bệnh.- Cùng nghe ca khúc mới tri ân "Những chiến binh thầm lặng".
- Việt Nam chủ trì tổ chức thành công 2 Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN về Covid-19.- Các nước, báo chí ca ngợi vai trò và dấu ấn của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020.
- Tình hình khiếu nại tố cáo về đất đai có giảm nhưng chưa hết nóng.- Vĩnh Phúc: Đối thoại trực tiếp giải quyết những khiếu nại tố cáo về đất đai.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.
- Góp ý Văn kiện Đại hội 13- Dân chủ nhưng không để phần tử cơ hội chính trị có đất phát triển.- Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19.- Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch Covid-19.- Ảnh hưởng dịch Covid-19 - Trên 90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đình trệ sản xuất.- Gia tăng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần do dịch Covid-19.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh Covid-19. Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh nguy hiểm này.- Tính đến sáng nay, nước ta không có ca mắc mới, tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 265 ca, 3 ca bệnh nặng. Trong hôm nay, dự kiến sẽ có thêm 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Một loạt bang ở Mỹ lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 mới có dấu hiệu giảm dần.- Pháp quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc thêm 1 tháng trong khi nhiều quốc gia gặp khó trong việc tìm cách nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch để tái khởi động nền kinh tế.
Việc thực hiện cách ly xã hội tuy có ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, nhất là những lao động nghèo, nhưng nhiều người dân vẫn đồng tình, ủng hộ việc TPHCM kiến nghị Thủ tướng cho kéo dài thời gian cách ly xã hội đến ngày 30/4. Phản ánh của Tỷ Huỳnh, thường trú tại TPHCM.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)