- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
- Việt Nam trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến chống covid-19.- Loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”.- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sáng lập và rèn luyện đạo đức trong Đảng.- Mỹ phê duyệt dự án năng lượng mặt trời ở Nevada.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên cả nước đã đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện năm 2020. Hơn cả hành động đẹp đẽ của từng cá nhân, chính họ là những đóa hoa đẹp tỏa hương, lan tỏa ra cộng đồng và xã hội để nhân lên thành rừng hoa đẹp. Trong chương trình hôm nay, phóng viên Thu Hiền trò chuyện cùng bạn Hà Thanh Tuyền, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Hà Nội, sinh viên tình nguyện hiến máu 3 lần, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Thanh niên Vận động hiến máu 7/4 và Phó Chánh văn phòng Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội để nghe những chia sẻ của bạn đối với hoạt động này.
- Người dân phớt lờ Nghị định 100.- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải thưởng về những tác phẩm đạt giải trong Giải thưởng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.- Trò chuyện với bạn Hà Thanh Tuyền, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Hà Nội, sinh viên tình nguyện hiến máu 3 lần để nghe những chia sẻ của em đối với hoạt động này.
Dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 70 của Liên minh châu Âu năm nay diễn ra trong lặng lẽ và nhiều sự nuối tiếc, khi các biên giới phải đóng cửa, kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và đặc biệt đã không còn thành viên quan trọng – vương quốc Anh. Đây cũng là dịp các nước châu Âu nhìn lại sự tồn tại của 7 thập niên qua, với những thành công và cả những thách thức đang đặt ra cho chặng đường sắp tới. Điều đáng chú ý là sự hợp nhất châu Âu đang đứng trước thử thách nghiệt ngã nhất mà các nhà lãnh đạo của châu lục này phải gấp rút đối phó nếu không muốn EU trở thành một ngôi nhà rệu rã.
Ở thời điểm này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế. Các nước đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch và cuộc sống dần trở lại bình thường. Nhưng điều người ta dễ nhận thấy nhất ở thời điểm này, đó là những thay đổi sâu sắc ở các quốc gia, ở từng cộng đồng xã hội, ở mỗi con người sau đại dịch. Đài TNVN chuyển tới quý vị và các bạn những góc nhìn của các học giả quốc tế về một thế giới sau đại dịch; một thế giới biến chuyển sâu sắc sau những tác động - tổn thương mà dịch COVID-19 đã gây ra. Đó là những thay đổi ở góc độ toàn cầu hóa, ở góc độ địa chính trị, ở góc độ kinh tế, ứng xử giữa con người với con người và cả những tác động trực diện tới khu vực ASEAN và chính Việt Nam chúng ta. Và “Thế giới hậu đại dịch” hôm nay (12/5), Đài TNVN giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu lịch sử Israel ông Yuval Noah Harari, tác giả của cuốn sách đã được nhiều độc giả Việt Nam biết đến: “Sapiens: Lược sử loài người”.
- Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương khoá 12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu trong công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 của Đảng, kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm chạy chức chạy quyền.- Học sinh các khối từ khối mầm non đến trung học cơ sở tại các địa phương bắt đầu đi học trở lại.- Khoảng 1.900 người dân ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, để nhường cho những người khó khăn hơn.- Nhiều nước kết thúc đợt phong tỏa do dịch Covid-19, hàng triệu người dân bắt đầu quay trở lại làm việc.- Quan hệ Mỹ - Iran có hy vọng hạ nhiệt khi Iran tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận trao đổi tù nhân đầy đủ với Mỹ mà không kèm điều kiện.
Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông… Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
- Tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay trả lương người lao động ngừng việc, giảm gần 1.000 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng - Đây là những tín hiệu vui nhằm chung tay cùng doanh nghiệp tái khởi động nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phát động Chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" nhằm kích cầu du lịch nội địa.- Một số ý kiến lo lắng đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 chưa có độ phân hóa, có thể khiến các trường đại học gặp khó trong tuyển sinh.- Quốc hội Pháp chính thức thông qua luật kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 10/7.- Bình luận: Đột phá nhưng còn nhiều thách thức trong việc thành lập chính phủ ở Ixraen.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 với tổng số 15 bài thi, môn thi thành phần. Nhiều học sinh, giáo viên đánh giá, đề thi khá dễ so với đề thi tham khảo lần 1 mà Bộ đã công bố vào tháng 4, nội dung các câu hỏi chủ yếu là kiểm tra kiến thức cơ bản. Với đề thi này, thí sinh sẽ dễ đat điểm để tốt nghiệp, nhưng các trường đại học sẽ khó tuyển sinh hơn. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cũng khuyến cáo, học sinh không nên vì thấy đề tham khảo không quá khó mà nảy sinh tâm lý chủ quan trong quá trình học và ôn tập. PV Minh Hường thông tin:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)