Thị trường tài chính - tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động.- Thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.
Thị trường tín chỉ carbon ở nhiều quốc gia trên thế giới được hình thành từ khá lâu và hiện đang sôi động do yêu cầu của sản xuất xanh, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Việt Nam hiện đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để thị trường tín chỉ carbon có thể chính thức hoạt động từ năm 2028 và thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập cuộc chơi toàn cầu, muốn xuất khẩu sản phẩm và sản xuất bền vững, buộc phải tính toán phát thải, tham gia vào thị trường carbon, dù để mua hay bán.
Fed lại tăng lãi suất, thị trường tài chính-tiền tệ Việt nam có bị ảnh hưởng?- Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc trong thi công cao tốc Bắc – Nam.
Các thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến những diễn biến trái chiều trong 24 giờ qua sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và để ngỏ khả năng tạm dừng chính sách thắt chặt tiền tệ. Động thái này cho thấy thế khó của nhiều quốc gia để kiềm chế lạm phát hiện nay.
Năm 2022, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,59%. Công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra (dưới 4%).Tuy nhiên sang năm 2023, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế, trong đó đáng chú ý là nguy cơ lạm phát tăng cao và sự gia tăng giá của các loại tài sản.
Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần PVI: 2 tờ trình không được thông qua.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live