Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả, hướng tới môi trường pháp lý tiến bộ tại cấp cơ sở; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân được đảm bảo, góp phần nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật. Sau đây là tổng hợp của phóng viên Đài TNVN về kết quả triển khai công tác tiếp cận pháp luật:
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, các bộ ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật cho ngươi dân, doanh nghiệp
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm trung bình có khoảng 13.000 trường hợp người chưa đến tuổi thành niên vi phạm pháp luật, chiếm 12% số tội phạm. Hơn 65% vụ phạm pháp của người chưa thành niên có sử dụng vũ khí nóng hoặc hung khí, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới thanh thiếu niên để giúp các em có lối sống lành mạnh, có kỹ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các quy tắc trong xã hội được xem là biện pháp có ý nghĩa quan trọng.
Do sinh sống ở những vùng khó khăn, nên trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số ở biên giới Lai Châu còn hạn chế. Đây từng là trở ngại trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân. Tuy nhiên, sự nỗ lực của các cấp, các ngành ở địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức đã đưa pháp luật đến với người dân.
Hôm nay là ngày Pháp luật Việt Nam. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức và rất cần có sự đổi mới cũng như những giải pháp đột phá để nâng cao hơn hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.
- Xây dựng cơ chế phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.- Đa dạng các hình thức phổ biên pháp luật đến với người dân.- Ồ ạt xây dựng công trình trái phép chờ… tiền bồi thường.
- Người có uy tín trong đồng bào dân tộc tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật.- Bình đẳng giới và những tình huống từ thực tiễn.
Trong cuộc sống hằng ngày, đồng bào dân tộc thiểu số, có một số hành vi, việc làm vi phạm pháp luật mà họ không hay biết. Chính vì vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số rất cần được tăng cường đẩy mạnh, để từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật do không hiểu biết đầy đủ về pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163 về “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live