Tại buổi họp báo ở Bắc Kinh ngày 30/7 trong chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp khẳng định nước này không có ý định “tách rời” khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Trung Quốc trong tuần này thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế. Bài "Tổng Thống Pháp thăm Trung Quốc – Mũi tên nhiều mục đích" đề cập mối quan tâm này
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC), Uỷ viên phụ trách thị trường nội địa châu Âu ông Zhierry Breton hôm qua (03/4) tái khẳng định Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn và cũng là đối thủ mang tính hệ thống của Liên minh châu Âu (EU). EU đã vạch ra lằn ranh đỏ với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ucraina và không muốn quan hệ hai bên rơi vào nguy hiểm.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn hãng tin CNN của Mỹ, Bộ trưởng phòng vệ Nhật Bản Kono Taro cho rằng, hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm thay đổi hiện trạng có thể sẽ gặp những phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế. Tin của Bùi Hùng, phóng viên thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Biển Đông tiếp tục là từ khóa nóng trong những ngày gần đây. Cùng với những hành vi phi pháp chiếm đóng và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn vừa tiến hành những hành vi phi pháp nguy hiểm trên các vùng biển của Philippines, nhưng mặt khác lại muốn Philippines hợp tác, đối thoại trong vấn đề Biển Đông. Đánh giá về những hành động của Trung Quốc, chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines cho rằng những chính sách đáng quan ngại theo kiểu “vừa đấm vừa xoa” của Trung Quốc chỉ để phục vụ một mục tiêu duy nhất là hiện thực hoá mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Dư luận cần cảnh giác trước những phương thức tinh vì này. Và Góc nhìn của các học giả quốc tế về vấn đề Biển Đông với những phân tích của chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines:
“Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật bằng cách đánh tráo khái niệm”, đó là nhận định của Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ. Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han cho rằng,các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây thực chất là một cách đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa, với việc tính toán những phương thức mới “hô biến” các thực thể trên Biển Đông thành chủ quyền của họ. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live