Đề xuất các giải pháp toàn diện, đa chiều tháo gỡ những tồn tại hạn chế, giúp ngành sầu phát triển bền vững, các đại biểu cho rằng, sầu riêng là một trong những ngành hàng chủ lực, xuất khẩu “tỷ đô” trong lĩnh vực cây ăn trái của Việt Nam. Trong những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh, sản lượng ngày càng cao, đặc biệt là những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu khi Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với cơ hội cũng không ít thách thức: từ yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, đến việc thiếu liên kết trong chuỗi giá trị, tình trạng phát triển nóng thiếu kiểm soát, rủi ro về dịch bệnh, biến đổi khí hậu, và tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.

Nêu thực tế tại địa phương – nơi có diện tích sầu riêng nhiễm dư lượng Cadimi nhiều nhất thời gian. Ông Võ Tấn Lợi, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang cho rằng, điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất - xuất khẩu của các doanh nghiệp cho rằng: “Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phòng kiểm nghiệm còn hạn chế trong khi doanh nghiệp xuất khẩu rất nhiều, phải xếp hàng để kiểm nghiệm thời gian kéo dài đối với 1 container qua được phía bên Trung Quốc thì tại Việt Nam phải mất 4 đến 5 ngày mới kiểm nghiệm xong. Mỗi ngày có hàng trăm xe như vậy, những xe phải xếp hàng phía sau chờ kiểm định sầu riêng giảm quả bị nứt, giảm chất lượng nên khi sang Trung Quốc phải quay nên thiệt hại cho doanh nghiệp”

Thông tin về nguyên nhân sầu riêng nhiễm Vàng O và Cadimi, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: “Cục đã xác định được những vùng nguy cơ cao và nguyên trực tiếp dẫn đến việc tích lũy Cadimi vào trong đất là sau quá trình canh tác lâu, các vườn không được “nghỉ” giữa các vụ và nguyên nhân gián tiếp ở đây là thói quen sử dụng vật tư nông nghiệp đầu vào, nhất là phân bón ở một số vùng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của ngành chuyên môn, đặc biệt là trong giai đoạn người dân làm trái vụ”

Chỉ rõ những điểm yếu của ngành hàng sầu riêng trong đó có việc phát triển quá "nóng", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam dẫn chứng, khi Thái Lan bị Trung Quốc cảnh báo chất vàng O có trong sầu riêng đã nhanh chóng khắc phục những cảnh báo để quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói: “Thái Lan đã tổ chức 307 phòng xét nghiệm tập trung ở các vùng trồng sầu riêng và phí sẽ từ nhà vườn chi trả. Các phòng xét nghiệm này sẽ kiểm tra trái cây trong vườn được cấp mã số vùng trồng và sẽ cấp Giấy chứng nhận và truy xuất nguồn gốc cho phía Hải quan Trung Quốc. Bên cạnh đó, chủ nhà vườn trồng sầu riêng phải có Giấy chứng nhận không có Vàng O và phải có mã số vùng trồng mới được bán cho các nhà đóng gói hoặc đem ra thị trường. Khi doanh nghiệp thu mua và đóng gói các lô hàng sầu riêng này tiếp tục phải qua lần kiểm tra thứ 2 tại các phòng xét nghiệm được Thái Lan và phía Trung Quốc cấp phép”

Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Auto Agri mong muốn: “Vùng Tây Nguyên cần có sự đầu tư về Trung tâm kiểm định với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ba công nghệ doanh nghiệp quan tâm nhất là công nghệ vi sinh; công nghệ xử lý bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến nói về quả sầu riêng nói riêng và ngành hàng nông nghiệp nói chung”.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần triển khai các giải pháp cấp bách, cần thay đổi tư duy quản lý, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng và phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng.
Minh Long
Bình luận