Thấy gì từ sự “Tiền hậu bất nhất” trong việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh ở Kon Tum
VOV1 - Đến bây giờ chúng ta xác lập được hơn 52 hợp chất saponin, trong đó 26 hợp chất saponin được biết ở trong các dòng sâm khác và 26 hợp chất saponin là hoàn toàn mới chỉ có được phát hiện đầu tiên ở trong cây sâm Việt Nam của chúng ta.

Với giá trị dược lý đỉnh cao, sâm Ngọc Linh có tác dụng tốt với sức khỏe và điều này đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học như khẳng định vừa rồi của GS.TS Trần Công Luận, nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh. Và chính bởi giá trị dược lý đó, GS.TS. Nguyễn Minh Đức, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng, cái tên sâm Ngọc Linh đã là một thương hiệu quốc gia cần bảo vệ:

“Thương hiệu riêng sâm Ngọc Linh chúng tôi đề nghị chỉ áp dụng cho sâm Việt Nam có chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng tại vùng Ngọc Linh thôi gồm 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Hay nói một cách khác sâm Ngọc Linh là một thương hiệu riêng nhưng mà chất lượng cao của sâm Việt Nam phải được trồng ở vùng Ngọc Linh. Như vậy sâm Ngọc Linh là một thương hiệu riêng của sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam."

Khi đã là một thương hiệu quốc gia, việc cấp mã số vùng trồng cho các sản phẩm sâm Ngọc Linh cũng được dư luận vô cùng quan tâm. Vậy nhưng, một sự việc vừa diễn ra tại Kon Tum: chỉ trong gần 1 tháng, từ ngày 14/5 đến ngày 12/6/2025, Chi cục Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã 4 lần “từ chối”, “cấp” rồi “kiến nghị đình chỉ” và “đình chỉ” sử dụng mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh cấp cho Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum.  Vì sao có sự “tiền hậu bất nhất như vậy”? 

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận