Nhật Bản đang phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát cúm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với số ca nhiễm đạt mức cao kỷ lục kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1999. Dịch cúm mùa bùng phát đã khiến hơn 1.400 trường học trên khắp Nhật Bản phải tạm thời đóng cửa và tạm dừng các lớp học. Hiện tại, các cơ sở y tế đang quá tải bởi sự gia tăng các trường hợp mắc cúm, số lượng bệnh nhân đã tăng gấp 5 lần trong một tuần. Ở vùng nông thôn, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn do năng lực hạn chế của các bệnh viện địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Để giảm thiểu khủng hoảng, chính phủ Nhật Bản đã công bố các biện pháp khẩn cấp. Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, Bộ Y tế đang đàm phán với các nhà cung cấp quốc tế để nhập khẩu khẩn cấp thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt cho trẻ em.
Còn tại nước ta, tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7 - 9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
Trước tình trạng cúm A bùng phát, người dân lo ngại cúm A nên mua tích trữ thuốc Tamiflu. Tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện tình trạng “cháy” thuốc Tamiflu trong khi giá thuốc này vẫn đang có dấu hiệu gia tăng. Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu. Đây là loại thuốc cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa”.
Sau 5 giờ phẫu thuật, người phụ nữ 49 tuổi ở Hà Nội đã chấm dứt hơn 30 năm sống trong mặc cảm. Suốt quãng thời gian ấy, chị chưa từng dám đứng thẳng lưng, luôn bị vòng một quá khổ đè nặng. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ca phẫu thuật thu nhỏ ngực của chị cắt bỏ khoảng 3/4 thể tích ngực, kết hợp bóc tách khối giảm âm và nang nhỏ ở ngực trái. Sau 3 ngày chăm sóc tại bệnh viện, chị đã đủ điều kiện để xuất viện và tiếp tục hồi phục tại nhà.
Forbes Việt Nam vinh danh Traphaco trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024, dựa trên các tiêu chí như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, và hiệu quả hoạt động. Thành tích này phản ánh nỗ lực không ngừng của Traphaco trong việc nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình vận hành và mở rộng thị trường. Đây không chỉ là sự công nhận về thành quả kinh doanh mà còn khẳng định sự tin tưởng của nhà đầu tư và vị thế vững chắc của Traphaco trên sàn chứng khoán.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở từ từ và không hồi phục. Quá trình này liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi với các chất khói, khí, các hạt độc hại... Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp. Nó khiến cho người bệnh bị ho mãn tính, kéo dài; ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu; người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh; bị khó thở, thở gấp sức, thở gấp; ngực có cảm giác thắt chặt, đau; thở khò khè, mệt mỏi kéo dài; sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh.
Bình luận