Việc tăng chi tiêu quốc phòng: Khi Mỹ và châu Âu cùng nhìn về một hướng
VOV1 - Mỹ đưa ra tối hậu thư buộc các nước thành viên NATO đáp ứng mục tiêu chi 2% cho quốc phòng. Trái với phản ứng trước đây, NATO đã bật đèn xanh trước yêu cầu này của đồng minh xuyên Đại Tây Dương.

# Mỹ hôm qua (20/2) tiếp tục đưa ra thời hạn chót để các nước thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải đáp ứng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng. Trong bối cảnh tình hình chiến sự Ucraina vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và những biến động chính trị trong quan hệ giữa Mỹ và châu Âu thời gian qua, mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng càng trở thành yếu tố mang tính bắt buộc và nhận được sự đồng thuận của giới lãnh đạo châu Âu.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm qua, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz cho rằng tất cả thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần chi 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến vào tháng 6 tới.

"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các đồng minh NATO của mình. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cam kết theo Điều năm. Nhưng đã đến lúc các đồng minh châu Âu của chúng tôi phải hành động. Thực tế là chúng ta sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 này với một phần ba đồng minh NATO của chúng ta vẫn chưa đạt được mức tối thiểu hai phần trăm, một cam kết mà họ đã đưa ra cách đây một thập kỷ. Tổng thống Trump đã nói rõ điều đó và mức tối thiểu cần phải được đáp ứng. Chúng ta cần đạt 100 phần trăm vào tháng 6 này tại hội nghị thượng đỉnh NATO. Và sau đó chúng ta hãy nói về vượt quá mức này. Châu Âu cần phải tự bảo vệ mình với tư cách là đối tác.

Tuyên bố này của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của nhiều thành viên NATO. Phát biểu trước báo giới, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Xlô-va-ki-a khi đang ở thăm nước này, Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết, ông đang có các cuộc đàm phán chuyên sâu với các đồng minh của khối - những nước chưa đạt được mục tiêu chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng.

"Vâng, trước hết, tôi rất vui vì hiện nay có khoảng 22 đến 23 quốc gia trong NATO đang chi 2% GDP đã thỏa thuận cho quốc phòng và Slovakia nằm trong số đó. Nhưng cũng đúng là vẫn còn một số quốc gia không chi 2% và tôi đang tích cực và mạnh mẽ hợp tác với họ để đảm bảo rằng họ đẩy nhanh tiến độ đạt 2% và tôi nghĩ rằng tất cả họ đều phải làm như vậy vào mùa hè năm nay.  Và tôi đã nói với họ, nếu bạn không phản hồi cuộc gọi điện thoại của tôi, bạn có thể nhận được cuộc gọi điện thoại từ Mỹ chẳng hạn. Vì vậy, tất cả chúng ta thực sự phải đạt được 2%, điều đó rất quan trọng.

Đáp lại tối hậu thư của Mỹ, nhiều lãnh đạo châu Âu khác trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Anh David Lammy, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc củng cố chi tiêu quốc phòng trong khối.

Kể từ năm 2022, sau khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, lãnh đạo NATO nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ nội khối để “đối phó với các mối đe dọa” từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, mức chi 2% GDP được coi là mức chi tối thiểu mà thành viên NATO bất kỳ phải cam kết thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay, sau gần 3 năm thúc đẩy thực hiện, vẫn còn khoảng 1/3 số thành viên NATO chưa đạt mục tiêu 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng như đã hứa hẹn. 

Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích gay gắt các đồng minh NATO, yêu cầu các nước thành viên phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho liên minh quân sự này, đồng thời không ngần ngại đe dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu yêu cầu này không được đáp ứng. Chính vì thế, khi thời điểm Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ mới, tuyên bố đầy tính “đe dọa” của ông Donald Trump rằng Mỹ sẽ không bảo vệ các thành viên vi phạm cam kết cũng như tình hình Ucraina đứng trước thực tế chi tiêu quốc phòng là điều cần thiết hơn bao giờ hết./.

 

 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Walts

 

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận