Không có máy tính, chẳng có thiết bị di động thông minh, thậm chí có nơi không có cả điện lưới và sóng 3G, hàng nghìn học trò nghèo vùng cao Lào Cai đang phải vượt khó giữa đại dịch Covid-19 để ôn luyện kiến thức qua những bài học “chuyền tay” được gửi đi từ chính thầy cô của mình. Ghi nhận của phóng viên An Kiên – Cơ quan Thường trú Khu vực Tây Bắc.
- Phỏng vấn PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, về nội dung: Giảm tải chương trình học tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên, nhưng đảm bảo kiến thức cơ bản nền tảng chương trình.- Nét vẽ truyền thông điệp mùa dịch Covid-19 của thiếu nhi thành phố Cần Thơ.
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngày học sinh toàn quốc trở lại trường chưa thể xác định được, vì thế tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trực tuyến và qua truyền hình được xem là giải pháp cần thiết lúc này. Để giải đáp những băn khoăn liên quan đến câu chuyện tinh giản chương trình và học trực tuyến, học qua truyền hình, Biên tập viên Lê Thu có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Cách ly xã hội: Biện pháp quan trọng trong giai đoạn vàng chống Covid-19.- Giỗ tổ Hùng Vương: Nguồn cảm hứng gắn kết nghĩa đồng bào, đẩy lùi đại dịch.- Công nhân lao động và Doanh nghiệp: Chung sức vượt Covid-19.- Dạy và học thời COVID-19: Tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trực tuyến và trên truyền hình.- Giỗ tổ Hùng Vương - Quốc lễ trong tâm thức người Việt.
Đến thời điểm này, học sinh đã nghỉ học hơn 2 tháng để phòng chống dịch Covid-19, và chưa biết khi nào các em mới được quay trở lại trường học. Nghỉ học ở nhà quá lâu, lại bị hạn chế ra ngoài vì lo ngại dịch khiến nhiều em buồn chán, còn phụ huynh thì không biết phải làm gì khi con nhớ bạn, nhớ trường. Để giúp con bớt nhàm chán, theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho con em mình, tạo ra nhiều hoạt động, khuyến khích con làm thêm việc nhà, giải trí phù hợp…Ghi nhận của phóng viên Thu Hiền:
Đến nay, dù tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt, song trong những ngày nước này ở thời kỳ đỉnh dịch, chính phủ ta đưa du học sinh ở tâm dịch Vũ Hán về nước, vẫn còn không ít các bạn lưu học sinh Việt Nam khác lưu lại các tỉnh, thành của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh. Đến nay, các biện pháp quản lý của trường vẫn chưa được nới lỏng, nhưng nhiều người trong số họ vẫn vững tâm ở lại và nghiêm túc tuân thủ các quy định của sở tại. Phóng sự của Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN tại Bắc Kinh:
"Xây dựng tài liệu học tập để giảng dạy trực tuyến và giảng dạy qua truyền hình đối với bậc phổ thông phải thống nhất trong cả nước".- Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đối với ngành giáo dục để triển khai dạy học từ xa trong bối cảnh nước ta có dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến cho các trường học trong tại các địa phương vẫn phải tạm nghỉ.
- Chủ trì cuộc họp thường trực Chính phủ về an ninh lương thực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sản xuất gạo phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực.- Nhật Bản sẽ hỗ trợ ít nhất 200 triệu Yên thông qua các tổ chức quốc tế nhằm giúp Việt Nam phòng chống dịch Covid-19.- Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp nhận những người bệnh nặng, nguy kịch mà không thể chuyển sang các bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội.- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020 với bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.- Số người nhiễm Sars-Cov-2 trên toàn thế giới đã vượt qua con số 800.000 trường hợp, Mỹ và Italia tiếp tục là quốc gia có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới.- Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu khuyến cáo không dùng khẩu trang vải thay khẩu trang y tế.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh đời sống, nhất là các em học sinh đang phải nghỉ học. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên (đa số là đến hết tháng 2) để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết, sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Và mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phân kỳ lại thành 4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay. Đây là chủ đề thu hút sự chú ý của xã hội, nhất là trong bối cảnh các em phải nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học gây khó khăn gì cho ngành giáo dục và các địa phương? Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng bàn luận về chủ đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)