- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẵn sàng phương án tổ chức thi trong điều kiện dịch bệnh.- Ninh Bình: Nỗ lực giảm nghèo bền vững.
EVFTA chính thức có hiệu lực: Làm thế nào để tận dụng cơ hội từ Hiệp định này?- Ca sĩ Triệu Trang – ca sỹ chinh phục công chúng bằng chất lượng, sự nghiêm túc trong âm nhạc.- Đảng viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số.- Sự nghiệp của thiên tài âm nhạc người Đức Johann Sebastian Bach nhân kỷ niệm tròn 270 năm ngày mất của ông (28/7/1750-28/7/2020).
Chiều 31/07, Ban Chỉ đạo cấp Quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố để bàn về việc tổ chức kỳ thi. Về vấn đề ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh còn gần 10 ngày nữa tới kỳ thi, nên vẫn phải bám sát từng giờ diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó. Các địa phương là Đà Nẵng, Quảng Nam đề nghị phải bình tĩnh, tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch bệnh. Các phương án đề ra phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe thí sinh và cũng đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Pv Minh Hường đưa tin.
- Phương án nào để đảm bảo an toàn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020?- Giáo dục giới tính trong trường học - giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu.- Cậu bé gốc Việt tặng 12.000 khẩu trang cho người vô gia cư.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa chính thức thông báo sẽ cắt giảm 11.900 binh sĩ nước này tại Đức – cao hơn 2.500 binh sĩ so với dự kiến ban đâu. Trong số này, Mỹ sẽ đưa về nước 6.400 binh sĩ, số còn lại được tái bố trí đến một số quốc gia, trong đó có Italia và Bỉ. Việc điều động quân bắt đầu được tiến hành trong vài tuần tới. Mỹ lý giải việc tái bố trí quân này nhằm thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở Đông Âu, phối hợp các hoạt động của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiệu quả hơn nhằm ứng phó với Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, bước đi này của Mỹ còn xuất phát từ những bất đồng với Đức liên quan đến chi phí quốc phòng, vì thế có thể làm suy yếu liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với anh Hải Đăng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Cộng hòa Séc, phụ trách Đông Âu sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
- Mỹ rút quân khỏi Đức - tính toán chiến lược hay rạn nứt NATO?- Những biện pháp khẩn cấp để phòng chống covid-19.- Nhiều trường tư thục dự kiến điều chỉnh thời gian tựu trường vì Covid-19.- Đại hội Đảng bộ QK 4: Tuyệt đối trung thành, tin cậy của cấp ủy, chính quyền, nhân dân.- Bà Rịa – Vũng Tàu: Xóa sổ “chợ ma túy” ở xóm Lăng.- Bồ Đào Nha sáng chế khẩu trang vô hiệu hóa virus Sars-CoV-2.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cán bộ, giảng viên các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động tham gia các đoàn kiểm tra coi thi, chấm thi. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, các doanh nghiệp Việt gặp thách thức không nhỏ trong các vấn đề như: kinh doanh, gia tăng doanh số, quảng cáo cho doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng… Dương Đức Vũ hiện là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ Ibot đã giải quyết những khó khăn này của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào thực tế cuộc sống. Vậy điều gì đã giúp một doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ vừa đi vào hoạt động được hơn 1 năm đứng vững được trên thị trường? Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Mai Hồng với chàng trai trẻ đầy nghị lực Dương Đức Vũ về bí quyết thành công của chàng trai trẻ quê đất Cảng Hải Phòng này. *Dự án tham gia: Ibot - giải pháp tự động hóa bán hàng và marketing, đại diện: Dương Đức Vũ- sáng lập Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình khởi nghiệp thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện. Video giới thiệu về dự án do CSK sản xuất:http://csk.edu.vn/du-an-ibot-s337.html
Nằm tại biên giới Arab Saudi và Yemen, ngôi làng cổ Rijal Alma đã thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đến thăm nơi đây, khách du lịch sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng và trải nghiệm nền văn hoá vô cùng đặc sắc, trải dài qua hàng thế kỷ. Nếu Rijal Almaa là ngôi làng cổ nổi tiếng tại Arab Saudi, thì Freiburg cũng là một thành phố cổ nổi tiếng ở Đức. Nhưng đến với Freiburg, người ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của một thành phố 900 năm tuổi từ thời trung cổ, mà còn bị hấp dẫn bởi sự pha trộn của một thành phố “xanh” – sự pha trộn khiến Freiburg nằm trong danh sách những thành phố đáng sống nhất ở Đức.
Sau khi tốt nghiệp đại học y khoa loại khá giỏi, không khó để bác sĩ trẻ tìm được việc làm tại các thành phố lớn. Thế nhưng mấy năm qua vẫn có những thầy thuốc trẻ bỏ chốn thị thành về công tác tại vùng sâu, vùng xa, dấn thân để nhanh trưởng thành hơn. Bác sĩ Phùng Đức Sơn, quê Chương Mỹ (Hà Nội) đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là 1 trong những người như thế. Tham gia dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác luân phiên tại huyện nghèo của Bộ Y tế, 3 năm qua, bác sĩ Sơn đã có một hành trang đầy ắp những kinh nghiệm chuyên môn và sự trải nghiệm trong cuộc sống, để tới đây có thể vững vàng trở về làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)