Trước việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT, trong đó có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên…”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục cho rằng, đã đến lúc phải cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập với sự giám sát của giáo viên. Nhưng làm thế nào để điều đó diễn ra đúng như vậy? Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập vấn đề này:
Trong tuần, giới văn nghệ sĩ và công chúng tiếc thương tiễn đưa nhạc sĩ Phó Đức Phương rời “cõi tạm” sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư. Đã có rất nhiều người thể hiện âm nhạc Phó Đức Phương rất hay, rất đẹp, nhưng để câu hát cất lên, những người biết về nhạc sĩ Phó Đức Phương cảm nhận được đầy đủ, trọn vẹn từ màu sắc âm nhạc, ngôn ngữ và cả phong thái của người nhạc sĩ trong đời thường cũng như được thể hiện trong âm nhạc thì có lẽ chỉ có ca sĩ Minh Thu mới làm được điều đó. Chat với người nổi tiếng hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với ca sĩ Minh Thu – “người tình” trong âm nhạc của Phó Đức Phương.
- Ca sĩ Minh Thu – “người tình” trong âm nhạc của Phó Đức Phương.- Dư vị truyền thống của ngày Tết Trung thu.
Năm nay, lần đầu tiên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong cuộc gặp mặt báo chí công bố nội dung này, hôm nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khẳng đinh, sẽ tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia từ ngày 28/09 đến ngày 10/10 với nhiều hoạt động phong phú-ý nghĩa
Một thông tin thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá là lần đầu tiên sẽ có 3 cầu thủ nữ của Việt Nam sang một câu lạc bộ ở châu Âu đá bóng. Giấc mơ cầu thủ nữ xuất ngoại đã thành hiện thực. 3 nữ tuyển thủ Huỳnh Như, Tuyết Dung và Hải Yến được câu lạc bộ Lank, một câu lạc bộ thuộc giải hạng nhì Bồ Đào Nha tuyển mộ theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm. Trước 3 cô gái vàng này, chúng ta cũng có một Trần Thị Hồng Nhung sang chơi cho câu lạc bộ Chonburi theo dạng hợp đồng cho mượn và giành chức vô địch Thái Lan năm ngoái. Sau nhiều năm "thống trị" Đông Nam Á, tiếp đó là với sự thể hiện ấn tượng trong các trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại Olympic Tokio 2021, giờ đây các cô gái vàng trong làng bóng đá nước nhà tiếp tục trinh phục thử thách mới, một hành trình mới: được thi đấu ở các câu lạc bộ nước ngoài. Cùng bàn về nội dung này vứ vị khách mời là huấn luyện viên đội tuyển nữ quốc gia Mai Đức Chung – ông được coi là linh hồn của đội bóng.
Năm học mới đã bắt đầu gần 2 tuần. Đối với giáo dục tiểu học, đây là năm học đặc biệt – năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới- một dấu mốc cho tiến trình cải cách, đổi mới của ngành giáo dục nước ta. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn không ít địa phương đang gặp khó khi triển khai chương trình này. Vì sao một chương trình có nhiều điểm mới mang tính đột phá nhưng nhiều địa phương lại gặp khó khi triển khai và giải pháp nào để gỡ khó? Đây là chủ đề của chương trình “10 phút sự kiện - luận bàn” hôm nay.
Theo dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Với những điểm mới này, dự thảo được đánh giá là “cuộc cách mạng” lớn, hướng tới môi trường học đường giàu tính nhân văn. Thế nhưng, trước bối cảnh bạo lực học đường vẫn tồn tại một cách nhức nhối đối với xã hội, việc thay đổi hình thức kỷ luật học sinh theo hướng giảm nhẹ hơn, liệu có làm học sinh “nhờn”? Khách mời là thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức (23/9/1975 - 23/9/2020.)- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào danh mục hàng hóa dự trữ quốc gia.- Hà Nội sẽ cho hoạt động trở lại quán bar, karaoke, vũ trường từ ngày mai.- Khủng hoảng vụ ngộ độc thực phẩm Pate Minh Chay – Lỗ hổng quản lý là nội dung được bàn luận trong mục SK& BL.- Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Ixraen - Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và tuyên bố hòa bình lịch sử giữa Ixraen và Ba-ranh diễn ra hôm nay tại Mỹ.- Trung Quốc bác thông tin lắp đặt cáp quang ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ.
Một trong những chính sách lớn của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học. Trên cơ sở đó, Nghị định 99 của Chính phủ đã hướng dẫn chi tiết nội dung này. Tự chủ đại học sẽ tạo ra bước ngoặt lớn cho các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là những cơ sở giáo dục có nội lực và có người đứng đầu mạnh dạn, tìm tòi, đổi mới, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, việc áp dụng các quy định mới về tự chủ đại học cũng đặt ra nhiều vấn đề từ những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện
Đây là một câu chuyện buồn của ngành giáo dục xảy ra vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tại một ngôi trường phổ thông nơi ông Tư từng làm giáo viên đã có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Vì muốn giữ chân đứng lớp cho em vợ là thầy Phách mà ông Ba - hiệu trưởng nhà trường đã cho ông Tư từ vị trí giáo viên lâu năm trước chiến tranh xuống làm người đánh trống và gác cổng sau khi ông từ chiến trường về. Vì tình thương yêu học trò muốn gắn bó với ngôi trường nhiều kỷ niệm mà ông Tư đành đồng ý. Nhưng rồi mọi chuyện đã không còn theo sự sắp đặt của họ khi cô út, học trò cũ của ông Tư nay là trưởng Phòng giáo dục của Quận về thăm trường. kỊịch bản của tác giả Xuân Cung, các nghệ sĩ diễn viên kịch Nhà hát kịch Việt Nam trình diễn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)